Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Petrovietnam Camau Fertilizer Joint stock company

Hỏi đáp

Câu hỏi mới nhất
Đặc tính nổi bật của Đạm Cà Mau như thế nào?
- Chậm tan, chống thất thoát đạm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Hạt to, tròn đều, độ cứng cao, hạn chế mạt.
- Độ ẩm thấp, chống vón cục, thích hợp với phối trộn NPK
- Hàm lượng chất gây bạc màu (biuret) rất thấp.
Ảnh hưởng của việc thừa và thiếu phân đạm, lân và kali đối với cây cà phê?

Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa đạm, lân và kali đều là không tốt. Ba nguyên tố này đều có vai trò tối quan trong trong cây trồng và vì vậy sự thiếu hay thừa chúng đều gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây, trong đó có cà phê. 

-     Đạm là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật. 

-     Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng. Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng.Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” nên làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v.. 

-     Lân cũng quan trọng không kém so với đạm.Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối quan trọng trong nhân tế bào không thể thiếu thành phần Phospho (lân). Nucleoproteid là hợp chất của protein và axit nucleic mà axit nucleic cóchứa Phốtpho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại của axit nucleic. Cấu trúc của 2chất này cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “sao chép lại các đặc điểm sinh học”cho đời sau. Trong thành phần của axit nucleic Phốtpho chiếm khoảng 20% (Quy về P2O5) và axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phốtpho còn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác của cây như phitin, lexitin, saccarophosphat v.v.. các chất này đều có vai trò quan trọng trong thực vật nói chung trong đó có cây cà phê. 

Biểu hiện thiếu lân (phốtpho) là những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sựtích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tốilại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vìtrong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao. 

-     Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn.Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh bột trong củ khoai tây và đường saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại cây rau quả khác nhau.Kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào. Kali cũng giúp cây tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v.. nhờ đó làm cho các loại cây hòa thảo cứng cáp, chống đổ tốt. Kaligiúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổichất trong cây. Thiếu vắng kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men,làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng. 

Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là:Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hóa sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình trình phân bào, sự tăng trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu kali còn làm giảm năng suất quang hợp và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa kali cũng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natriv.v.., ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng. 

(Nguồn: Mục hỏi đáp của Website: phanbonmiennam.com.vn; Tácgiả: TS. Lê Xuân Đính )
Xin cho biết dây chuyền công nghệ sản xuất phân U-rê hạt đục và các loại sản phẩm khác của nhà máy Đạm Cà Mau?

CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU: 

Công nghệ được áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm:
  • Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA - Đan Mạch
  • Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM – Italy
  • Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp. - Nhật Bản.

Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, PCCC của Việt Nam tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 

1. Công nghệ Bản quyền Tổng hợp Amoniac:

  • Công nghệ được lựa chọn tại dự án Nhà máy Đạm Cà Mau là công nghệ của Haldor Topsoe A/S do đã được khẳng định qua tính ưu việt của các cụm thiết bị công nghệ:
  • Cụm Reforming: được thiết kế tối ưu nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nhiệt lượng cung cấp vào cũng như thu hồi lượng nhiệt thừa trong dòng khói lò. Chế độ hoạt động cụm thiết bị được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vận hành an toàn với hiệu suất cao, ổn định.
  • Cụm tách CO2 sử dụng công nghệ của BASF với dung dịch MDEA với hiệu suất phân táchcao, tiêu hao năng lượng thấp và  ít gây tác hại đến môi trường.
  • Tháp tổng hợp Ammonia không ngừng cải tiến trong thiết kế đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt có độ tin cậy cao, hiệu suất tạo sảm phẩm NH3 lớn..
  • Chu trình làm lạnh sử dụng chính ammonia làm tác nhân lạnh được phát triển khá hoàn chỉnh và hiệu quả.
  • Các loại xúc tác được cung cấp của nhà bản quyền này có hoạt tính cao và ổn định.
  • Haldor Topsoe A/S là nhà bản quyền lâu năm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất Ammonia,công nghệ sản xuất luôn được cập nhật và cải tiến. Điều này đã được áp dụng vào những lisence mới như với CMFP được thể hiện ở hệ thống đầu đốt, hệ thống logic kiểm soát an toàn hệ thống, bố trí lớp bê tông chịu nhiệt, thế hệ thiết bị tổng hợp Ammonia.
  • Bảnquyền công nghệ Haldor-Topsoe được đánh giá cao trên toàn thế giới là công nghệ tiêu hao năng lượng thấp, hiệu suất cao. Ngoài ra công tác hỗ trợ kỹ thuật luôn kịp thời và quan tâm chặt chẽ.

2. Công nghệ Bản quyền tổng hợp Urê: 

  • Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ của Snamprogetti, với công nghệ tiên tiến, hiệu quả và an toàn trong sản xuất, Snamp vẫn không ngừng nâng cao tính tự động hóa và độ an toàn trong công nghệ cao áp và môi trường dễ cháy nổ. Điều này thể hiện rõ trong dự án CMFP bằng nhữngvan motor thay thế cho van tay, hệ thống phân tích online khí cháy nổ để có điều chỉnh kịp thời.
  • Công nghệ tổng hợp Urê của Snamprogetti sử dụng NH3 tự phân tách trên cơ sở quá trình bay hơi tái sinh tuần hoàn toàn bộ. Công nghệ tổng hợp Urê của hãng Snamprogetti đã được chuyển giao thành công tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và hiện đang được đội ngũ vận hành tiếp nhận, vận hành thành thục.

3. Công nghệ Bản quyền vê viên tạo hạt:

  • Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng công nghệ tạo hạt của Toyo Engieering Corp. (TEC), là một trong những nhà cung cấp bản quyền công chuyên nghiệp tạo hạt Urê. TEC sở hữu công nghệ tạo hạt có tên gọi là “Spout-Fluid Bed Granulation” được phát triển và vận hành thành công xưởng tạo hạt đạm với công suất cao. Hiện, TEC đã thiết kế những phân xưởng vê viên với công suất 3250 MTPD.
  • Công nghệ tạo hạt của TEC cho ra nhiều sản phẩm hạt có kích thước khác tương ứng với mỗi mục đích sử dụng như đổ đóng, rải trên không cho rừng… hay là yêu cầu của thị trường bằng cách thay đổi kích thước của lỗ sàn.
  • Hệ thống tạo hạt có thể hoạt động liên tục không phải vệ sinh với thời gian khoảng 4 hay 6 tuần, không gây ảnh hưởng đến quá trình sản suất đạm bởi dung dịch đạm sẽ được chứa trong bồn chứa dung dịch đạm lỏng.
  • Dựa trên các nhà máy đang áp dụng và những nghiên cứu khoa học, TEC đã đẩy mạnh việc cải tiến phần thiết kế thiết bị lọc bụi nhằm mục đích thu hồi bụi tốt hơn và giảm giá thành lắp đặt. Bụi đạm có trong không khí thải hầu như không có.
Để làm đại lý phân phối sản phẩm Đạm Cà Mau, tôi thì có thể liên lạc tại đâu?
Hiện nay, Công ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) giao cho Ban KDTT làm đầu mối tổ chức kinh doanh và phân phối sản phẩm Đạm Cà Mau. Khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin cụ thể như sau:

Ban Kinh doanh Truyền thông – PVCFC:
- Địa chỉ: Lô D, KCN phường 01, đường Ngô Quyền, Phường 1, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
- Điện thoại: 07803. 819 000
- Email: contact@pvcfc.com.vn  
- Fax: 07803. 590 501
- Hotline: 0780.3536999
Phân U-rê hạt đục có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Phân U-rê hạt đục không gây nguy hiểm khi hít phải ở điều kiện bình thường; gây kích thích nhẹ đối với mắt.
Thành phần chính trong phân đạm như thế nào?
- Nitơ: 46,3%
- Độ ẩm: 0,5%
- Biuret: 0,99% (biuret là chất độc hại đối với cây trồng; theo TCVN 2619 - 1994 thì Biuret không được quá 1,5% trong ure).

Gửi câu hỏi

Mọi câu hỏi thắc mắc xin vui lòng điền vào mẫu bên dưới và gửi những góp ý đến cho

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chúng tôi để được giải đáp