Trong giai đoạn trung và dài hạn từ 5-10 năm tới, Phân Bón Cà Mau tập trung hướng tới các mục tiêu lớn, mang tính chiến lược và định hướng tổng thể cho các hoạt động của đơn vị trong tình hình mới.

THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Các thị trường mục tiêu chiến lược của PVCFC trong thời gian tới tập trung vào khu vực ĐBSCL, ĐNB&TN, Campuchia. Ngoài các thị trường này, PVCFC chủ động mở rộng, khai thác, xâm nhập các thị trường trong nước ở khu vực Miền Trung, Miền Bắc và thị trường Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ la-tinh.

CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG

Phấn đấu tăng trưởng sản lượng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6-10%/năm, tùy theo cơ cấu sản phẩm cụ thể và tỷ trọng từng sản phẩm nhằm bảo đảm hoàn thành mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Về doanh thu, cải thiện tốc độ tăng trưởng từ 5-10%/

năm và phấn đấu đến năm 2025, PVCFC là một trong 5 đơn vị có quy mô kinh doanh hàng đầu Việt Nam về doanh thu.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRUNG VÀ DÀI HẠN

Trong giai đoạn trung và dài hạn từ 5-10 năm tới, Phân Bón Cà Mau tập trung hướng tới các mục tiêu lớn, mang tính chiến lược và định hướng tổng thể cho các hoạt động của đơn vị trong tình hình mới.

CHỈ TIÊU THỊ PHẦN

Duy trì thị phần phân bón trong nước tối thiểu 10%/năm trên quy mô toàn quốc. Về Urê, duy trì tỷ lệ thị phần nội địa từ 30%-35%/năm; Về NPK, phấn đấu đáp ứng từ 5%-10% thị phần trong nước và tập trung chiếm lĩnh thị trường mục tiêu trong nước ít nhất 20% thị trường. Về các dòng sản phẩm phân bón khác: Phấn đấu đáp ứng từ 5%-15% tùy theo phân khúc sản phẩm cụ thể.

CƠ CẤU SẢN PHẨM

Tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm cốt lõi Urê tại thị trường trong nước. Tùy thời kỳ, để giảm nguy cơ dư thừa nguồn cung Urê trong nước, PVCFC chủ động triển khai kênh xuất khẩu hợp lý và bảo đảm cân đối cung cầu nội địa ở mức hợp lý. Về NPK, PVCFC phấn đấu gia tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước, nhất là các thị trường mục tiêu vùng ĐBSCL, khu vực ĐNB&TN và thị trường chiến lược ở Campuchia. Bên cạnh dòng sản phẩm vô cơ, PVCFC từng bước mở rộng danh mục và khai thác phân khúc phân bón hữu cơ nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tình hình mới. Ngoài ra, để chủ động trong việc kinh doanh các sản phẩm phân bón khác, PVCFC nghiên cứu, khai thác thêm mảng xuất nhập khẩu để tổ chức nhập khẩu các nguồn hàng phân bón DAP, Kali, NPK, SA phục vụ nhu cầu về nguyên liệu của Nhà máy NPK và các nhà phân phối khác trong nước.

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

Việc PVCFC chính thức mở rộng thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân Bón Cà Mau” là một bước tiến quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và không ngừng lớn mạnh của PVCFC trên suốt hành trình 10 năm phát triển. Điều đó, không chỉ góp phần nâng cao vị thế thương hiệu Phân Bón Cà Mau trên thị trường trong nước, gia tăng lợi thế cạnh tranh, khẳng định

niềm tin của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm Phân Bón Cà Mau mà còn góp phần mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển tiềm năng cho PVCFC trên chặng đường tương lai.

PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI

Tiếp tục kiện toàn, phát triển và mở rộng HTPP các cấp, định hướng giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng HTPP cấp 1 gấp 2 lần so với hiện tại và tăng trưởng HTPP cấp 2 hàng năm đạt 5%/năm và mục tiêu ít nhất có 15.000 đại lý cấp 2. Việc phát triển HTPP là hết sức cần thiết nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm NPK và các sản phẩm khác trong bối cảnh PVCFC bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều mục tiêu thách thức mới. Về thị trường mục tiêu, trọng tâm vẫn là ưu tiêu phát triển, kiện toàn HTPP các cấp tại khu vực ĐBSCL, ĐNB&TN, Campuchia, song song với việc phát triển mô hình HTPP trên nền tảng ứng dụng hiệu

quả công nghệ thông tin vào công tác bán hàng, quản trị HTPP nhằm vươn lên làm chủ thị trường và cạnh tranh thắng lợi so với các đối thủ cạnh tranh.

R&D

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) trên cơ sở dành thêm nhiều nguồn lực từ vật chất, phát triển nhân sự, bổ sung trang thiết bị, phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại phục vụ tối đa cho R&D. Mục tiêu ưu tiên của R&D là đưa ra các dòng sản phẩm phân bón mới có giá trị cao hơn sản phẩm hiện tại, giá thành cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của nông dân và hệ thống phân phối, bảo đảm hiệu quả kinh tế và quy mô kinh doanh ở từng thị trường. Về giải pháp, ngoài nguồn lực nội bộ, PVCFC ưu tiên tìm kiếm, lựa chọn, mạnh dạn đi đầu trong việc phối hợp với các tổ chức Viện, Trường, Trung tâm cả trong và ngoài nước

thông qua đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có uy tín và nhằm mục tiêu chế tạo sản phẩm/giải pháp dinh dưỡng có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường và khách hàng trong tương lai.

M&A

Căn cứ vào nguồn lực nội tại, PVCFC nghiên cứu và triển khai thí điểm mua bán, sáp nhập một số dự án đầu tư có tính khả thi cao nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng giá trị của đơn vị, ưu tiên tối đa cho thị trường trong nước. Mục tiêu M&A, ngoài việc đáp ứng mục tiêu tài chính, kinh doanh còn đảm bảo tính định hướng về cạnh tranh, mở rộng phát triển thương hiệu, kiểm soát khâu phân phối và trên hết bảo đảm duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn của PVCFC trên thị trường trong 10 - 20 năm tới

Tài liệu