Tham dự buổi tổng kết mô hình trình diễn có Chị Trần Thị Lệ Dung (Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Đắk Nông) và hơn 100 nông dân trên địa bàn xã.

  Đại diện Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông báo cáo kết quả mô hình trình diễn giai đọan đầu

Để đánh giá khả năng thích ứng của cây café và hiệu quả của đạm xanh Cà Mau, anh Đạt sử dụng phân N.46 Plus trên 0.5ha cây cà phê với năng suất trung bình 3,5 tấn nhân/ha, thời điểm thu hoạch dự kiến cuối năm 2018. 

Qua theo dõi các chỉ tiêu của vườn café ở giai đoạn đầu khảo nghiệm thấy cây khỏe, thích ứng với điều kiện sinh thái của địa phương, phát triển tốt, cành xanh tốt, ít rụng quả và năng suất cao hơn hẳn so với vườn đối chứng, đất khảo nghiệm có độ xốp cao hơn đất vườn đối chứng, giảm thất thoát đạm tối đa. Sau đó, qua 02 lần bón phân vào tháng 5, tháng 9/2018: vườn khảo nghiệm có lá màu xanh, bóng mượt hơn, ít sâu bệnh, tỷ lệ rụng quả ít hơn 12,7% so với vườn đối chứng.

   Vườn cà phê của anh Đạt cho kết quả tốt giai đoạn đầu sử dụng N.46 Plus

Ngoài ra, vì đạm xanh Cà Mau có chứa chất phụ gia sinh học thân thiện với môi trường nên giúp người nông dân tiết kiệm tối đa phân bón, tăng năng suất và hiệu quả canh tác. 

    Bà con nông dân xã Đức Mạnh chụp hình chung với nhân viên thị trường Đạm Cà Mau tại vườn cà phê.

Từ kết quả thực tế của mô hình trình diễn nói trên, đại diện chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông khẳng định Đạm Cà Mau đã giúp cho nông dân có những giải pháp canh tác tiết kiệm, hiệu quả và qua đó, khẳng định được uy tín, chất lượng các sản phẩm phân bón của Đạm Cà Mau.

Nguồn PVCFC