Nhờ việc tổ chức theo mô hình HTX kiểu mới, đồng thời lựa chọn quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, HTX Thới Bình ở xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, Cần Thơ đã chủ động được việc tiêu thụ lúa, từ đó nâng cao thu nhập cho xã viên.

Lợi nhuận tăng từ 10 - 15% 

Những năm trước đây, trình độ sản xuất lúa của nông dân xã Xuân Thắng còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT). Bà con trồng lúa theo tập quán cũ như: Gieo sạ mật độ dày, sử dụng giống lúa chất lượng kém; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình; thu hoạch thủ công gây thất thoát và chi phí sản xuất cao, dẫn đến thu nhập mang lại thấp. 

Nhờ chủ động đầu vào, bao tiêu đầu ra và áp dụng các tiến bộ KHKT, xã viên HTX Thới Bình chi phí đầu tư; năng suất, chất lượng lúa gạo tăng lên; lợi nhuận tăng từ 10– 15 % so với sản xuất truyền thống.

Với mục đích liên kết nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, HTX Thới Bình được thành lập vào tháng 1/2013 với 12 thành viên tham gia sản xuất 15 ha diện tích lúa chất lượng cao. Ông Phan Văn Hội - Giám đốc HTX Thới Bình cho biết: “Tham gia HTX, nông dân được tập huấn, chuyển giao quy trình canh tác an toàn, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa. Đặc biệt là giải pháp “1 phải 5 giảm”, kỹ thuật bón phân “4 đúng” được các thành viên và người dân áp dụng để vừa tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, vừa cải thiện tốt môi trường đồng ruộng”.

Theo ông Hội, ngoài liên kết chuyển giao KHKT, HTX còn cung cấp các dịch vụ hậu cần như: cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, thu hoạch, bao tiêu sản phẩm. 

 

Cụ thể, về giống HTX hiện trồng 5 ha lúa giống, một phần chủ động cung ứng giống cho các thành viên trong HTX, một phần ký hợp đồng bán giống cho người dân và các công ty có nhu cầu. Về lúa hàng hóa, ngoài cam kết bao tiêu 15 ha lúa cho các xã viên, mỗi vụ lúa HTX còn liên kết ký hợp đồng bao tiêu hơn 50 ha lúa cho các hộ dân khác trên địa bàn xã.

“Nhờ chủ động đầu vào, bao tiêu đầu ra và áp dụng các tiến bộ KHKT, xã viên HTX Thới Bình đã tiết kiệm chi phí đầu tư;mà năng suất, chất lượng lúa gạo tăng lên; lợi nhuận tăng từ10 – 15 % so với sản xuất truyền thống. Bình quân 1 ha lúa cho năng suất trên 15 tấn/năm, nông dân thu nhập trên 60 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng/ha/năm”, ông Hội bày tỏ.

Nông dân yên tâm sản xuất

Là một trong những xã viên tích cực tham gia hoạt động của HTX, lão nôngVõ Tấn Tiếng (ấp Thới Lộc) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có 2 ha trồng lúa. Tham gia HTX tôi thấy có rất nhiều cái lợi. Cụ thể như về giống lúa, phân bón, thuốc BVTV mình không cần lo vì có HTX cung cấp, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT. Bên cạnh đó, lúa mình làm ra được bao tiêu sản phẩm, không lo bị thương lái ép giá nên rất yên tâm”.

Theo lão nông Võ Tấn Tiếng cho biết, áp dụng tiến bộ KHKT ông sạ lúa thưa hơn, phân bón, thuốc BVTV dùng theo kỹ thuật “4 đúng” nên chi phí giảm mà năng suất, chất lượng lúa vẫn cao hơn. 

 

“Đặc biệt, để cây lúa cứng cây, trĩu bông, hạt đều chắc mẩy, tôi thường bón phân đạm hạt đục Cà Mau. Lúa bón đạm hạt đục Cà Mau có độ xanh bền hơn, tiết kiệm lượng phân bón nhờ phân giải chậm, mà năng suất lại tăng. Theo kinh nghiệm của tôi, với 1 công (diện tích 1.000 m2) lúa, nên bón phân từ 3 – 4 lần theo liều lượng là 20 kg đạm hạt đục Cà Mau + 20 kg DAP + 10 kg kali/vụ. Nhờ vậy, lúa có đủ chất dinh dưỡng để tạo hạt, bông chắc, to, năng suất cao” – ông Thành chia sẻ. 

Theo Giám đốc HTX Phan Văn Hội,đạm hạt đục Cà Mau với ưu điểm nổi bật làhạt to, dễ phối trộn với các loại phân khác nên tiết kiệm công lao động. Bên cạnh đó, đạm Cà Mau có độ phân giải chậm nên đất bền màu, tiết kiệm phân bón mà năng suất, chất lượng lúa lại tăng. 

“Về phân đạm Cà Mau, hơn 90% nông dân xã Xuân Thắng ưa chuộng và tin dùng. Bình quân mỗi năm HTX cung ứng hơn 350 tấn các loại, trong đó phân đạm Cà Mau là 150 tấn”, ông Hội thông tin.

Mới đây, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển hợp tác xã gắn với sơ kết 01 năm thực hiện đề án thí điểm về củng cố và phát triển hợp tác xã kiểu mới vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020” tại Khách sạn Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chương trình có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau). 

Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/3/2016, với mục tiêu xây dựng 300 HTX nông nghiệp kiểu mới, gắn kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra có thế mạnh về tiêu thụ nông sản.

Nguồn: Nongnghiep.vn