Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưa hấu, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, sương mai là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm với cây dưa hấu nói riêng và cây họ bầu bí nói chung. Bệnh sương mai đã làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng dưa hấu, làm tăng chi phí sản xuất của nhà nông.


Lá cây dưa hấu bị bệnh sương mai
Triệu chứng và tác hại: Bệnh có thể xuất hiện trên các bộ phận của cây dưa, tuy nhiên vết bệnh điển hình nhất là trên lá. Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới lá, lúc đầu có màu xanh tái và có hình đa giác, được giới hạn bởi các gân lá, sau đó, vết bệnh bị thâm dần, rồi bị hoại dần. Khi có ẩm độ cao thì vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp mốc trắng. Phía mặt trên của lá lúc đầu, vết bệnh có màu sáng, sau đó chuyển sang màu nâu vàng, rồi sau cùng bị cháy khô. Bệnh có thể lan sang các bộ phận khác của cây. Khi bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết lại làm cho bộ lá bị cháy từng mảng và rụng sớm. Trái của cây dưa bị bệnh sẽ nhỏ và vị nhạt, làm giảm giá trị thương phẩm.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.
+ Điều kiện bệnh phát sinh phát triển:
- Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước, nhất là cây họ bầu bí.
- Vườn được trồng dưa và các cây họ bầu bí liên tục mà không được luân canh, hoặc trồng gần vườn được trồng cây họ bầu bí, dưa…
- Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp, ẩm độ cao. Cây yếu nên sức đề kháng kém.
- Quản lý nước không tốt, làm cho vườn thường xuyên bị quá ẩm thấp.

- Vụ Đông Xuân thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.

Các biện pháp phòng trừ hiệu quả:

- Vệ sinh và tiêu hủy tàn dư bệnh hại trên vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng họ bầu bí.
- Không sử dụng các giống nhiễm bệnh.
- Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn.
- Bón phân cân đối NPK, tăng cường các phân hữu cơ vi sinh, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây, như phân bón lá POLY FEED 15-15-30 ở giai đoạn hoa quả.
- Lên luống cao, phủ màng nylon và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.
- Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng dưa và các cây họ bầu bí.
- Trong điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng sau: CLEARNER 75WP, với liều lượng 1,5 kg/ha. Lượng nước phun 400 - 500 lít/ha.

- Kiểm tra vườn dưa thường xuyên, khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì nên phun 2 lần cách nhau 7 ngày.

TS.NGUYỄN MINH TUYÊN (Nông nghiệp VN)