Bắp là loại cây lương thực được trồng phổ biến ở nước ta nhờ đặc tính dễ thích nghi, chăm sóc, cho sản lượng lớn, mang hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Trong bài viết hôm nay, PHÂN BÓN CÀ MAU sẽ chia sẻ cách bón phân cho cây bắp để cây bắp đạt năng suất cao; tránh bị hiện tượng cờ ít, bắp nhỏ, cây bị đổ ngã. Mời bà con xem ngay những bí kíp bón phân hợp lý, giúp vụ bắp nâng cao năng suất, chắc hạt, thu hoạch như ý nhé.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp: nâng cao sản lượng - trái đều, chắc hạt
Cây bắp là loại cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế khi gieo trồng bắp liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn đến tình trạng đất kém phì nhiêu, làm cho cây chậm phát triển, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý, sâu bệnh hại. Vì thế, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây bắp phát triển và trổ cờ, đậu trái đồng đều, sản lượng cao, bổ sung nguồn dinh dưỡng nhờ các đợt bón phân là điều hoàn toàn cần thiết cho canh tác cây bắp.
Vậy nên sử dụng loại phân bón nào, liều lượng bao nhiêu cho cây bắp phát triển tốt?
Điều này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc tính, chủng loại bắp… quyết định đến liều lượng phân bón cần cho mùa vụ. Theo đó, bà con có thể căn chỉnh lượng phân bón dựa vào các đặc điểm riêng như:
- Bắp lai cao sản cần lượng phân bón lớn hơn so với bắp thường, bắp thu trái non.
- Các loại đất xám, đất cằn cần lượng Lân, Kali lớn hơn so với đất đỏ bazan, đất phù sa.
- Nên sử dụng phân bón NPK Cà Mau 18-18-6 cho các đợt bón lót, bón thúc để để cung cấp dưỡng chất toàn diện cho cây bắp.
Kỹ thuật bón lót và bón thúc cho hạt bắp chắc, năng suất cao
Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc, cây bắp cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển và cho trái. Việc sử dụng các loại phân bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển giúp cây bắp hấp thụ tối đa dinh dưỡng, toàn diện. Đây chính là cơ sở để bắp trổ cờ đồng đều, trái lớn, hạt chắc mẩy, năng suất vượt trội.
Kỹ thuật bón phân cây bắp cùng PHÂN BÓN CÀ MAU
Thực tế, nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp có sự khác biệt dựa vào vòng đời phát triển của cây. Cây bắp đầy đủ dưỡng chất quyết định đến năng suất vụ mùa đạt sản lượng cao, trái đồng đều, hạt chắc mẩy. Một số giai đoạn bón phân cho cây bắp bà con cần chú ý gồm:
Kỹ thuật bón phân lót cho cây bắp
Bắp là loại cây trồng cần bón phân lót từ rất sớm nhằm chuẩn bị cho quá trình phát triển, giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã. Tuy nhiên nhiều bà con lại bỏ qua giai đoạn bón phân lót cho cây bắp mà chỉ tập trung vào các giai đoạn bón thúc về sau. Quan điểm này cần sớm khắc phục để đảm bảo dinh dưỡng cho cây bắp ngay thời kỳ đầu sinh trưởng của cây.
PHÂN BÓN CÀ MAU gợi ý đến bà con sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau 18-18-6 Gold với tỷ lệ Đạm và Lân cao, Kali vừa phải giúp bắp phát triển tốt thân lá, rễ ngay từ giai đoạn bắt đầu mùa vụ.
Mang ưu điểm loại phân bón 1 Hạt – 1 Màu, NPK Cà Mau 18-18-6 Gold chứa đồng đều dinh dưỡng, giúp cây hấp thụ dưỡng chất hiệu quả, cây phát triển nhanh, thân và lá cứng cáp, tăng sức đề kháng chống chịu các loại sâu bệnh hại. Nhờ vậy bà con có thể tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức bón phân. NPK Cà Mau 18-18-6 Gold dễ dàng phối trộn và độ tan tốt giúp bà con sử dụng thuận tiện trong suốt quá trình bón.
Với giai đoạn này, bà con có thể bón 150-200kg/ha phân bón NPK Cà Mau 18-18-6 Gold. Bà con có thể rải quanh hố trước khi tỉa hạt và lấp đất. Lưu ý đất cần độ ẩm nhất định để phân bón tan nhanh, cung cấp dưỡng chất cho quá trình hạt bắp nảy mầm và phát triển. Trong trường hợp đất khô, cần tưới nước để hạt bắp đủ nước để nảy mầm.
Ngoài ra trong giai đoạn bón phân lót cho cây bắp, bà con có thể bổ sung thêm cho vườn bắp nhà mình phân bón Urea Bio Cà Mau nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng Đạm, tăng sức chống chịu cho cây. Bà con bón Urea Bio Cà Mau với tỷ lệ 120-150kg/ha cùng với NPK Cà Mau 18-18-6 Gold vào hố ngay khi tỉa hạt để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bắp ngay từ ban đầu.
Urea Bio Cà Mau sở hữu các lợi ích nổi bật:
- Chứa 46% Đạm, giúp cây sinh trưởng mạnh, giảm tỷ lệ chết cây con, tăng năng suất và chất lượng vụ mùa.
- Chứa vi sinh vật Bacillus sp. giúp tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong đất giúp cải tạo độ bạc màu và tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Đặc biệt, trong điều kiện phèn, mặn Urea Bio Cà Mau giúp cây tăng sức chống chịu và phát triển bộ rễ hiệu quả.
Kỹ thuật bón thúc cho cây bắp
Cây bắp trong giai đoạn 6-12 lá và trước khi trổ cờ mà thiếu dinh dưỡng thì năng suất bắp sẽ giảm đi rõ rệt. Chính vì vậy, bà con nên bón thúc cho cây đúng cách, đúng thời điểm để cây đủ dinh dưỡng phát triển đồng đều. Bà con có thể chia thành 2 đợt bón thúc cho vườn bắp nhà mình. Căn cứ vào sự phát triển của cây để bón thúc đúng thời điểm:
- Thời điểm 6-7 lá (10 – 12 ngày sau gieo): Bà con bón 200-250 kg/ha NPK Cà Mau 16-16-8.
- Thời điểm 9-10 lá và trước trổ cờ (24 - 50 ngày sau gieo): Bón thêm 250-300 kg/ha NPK Cà Mau 16-16-8. Kali là yếu tố năng lượng quan trọng cho cây bắp thụ phấn hiệu quả nên giai đoạn này, bà con chú ý bổ sung khoảng 75kg/ha phân bón Kali Cà Mau.
Kali Cà Mau là loại Kali nhập khẩu từ Israel, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với nguyên liệu được khai thác trực tiếp tại mỏ của vùng biển chết, Kali Cà Mau có hàm lượng K2O luôn ổn định từ 61%-63% giúp bổ sung hàm lượng Kali thiếu hụt giai đoạn cây phát triển và chăm trái.
Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng địa phương và thời tiết, bà con có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với vụ bắp nhà mình. Bộ 3 sản phẩm NPK Cà Mau, Urea Bio Cà Mau và Kali Cà Mau tự hào được đồng hành cùng những vụ bắp trúng lớn.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật bón phân cho cây bắp mà PHÂN BÓN CÀ MAU chia sẻ đến bà con với mong muốn đồng hành cùng vụ mùa, mang đến giải pháp canh tác khoa học cho sản lượng cao, vụ bắp thắng lớn. Để tìm hiểu thông tin các sản phẩm phân bón Cà Mau, bà con có thể liên hệ qua Hotline 1800 888 606 (miễn phí) để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.