Cây ăn trái “ăn phân” nhờ hệ thống rễ tơ dày đặc
Rất nhiều bà con thường nhầm tưởng: Cây ăn trái sẽ sử dụng bộ rễ to, khỏe đâm thật sâu dưới lòng đất để hấp thụ phân bón. Nhưng thực tế, Gốc cây ăn trái không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng nhiều nhất từ môi trường đất. Chính vì thế, bà con đừng “tham” bón sâu gốc nhé, nên bón theo tán cây, để phần rễ tơ được tiếp xúc với phân bón nhiều nhất có thể.
Hệ thống rễ tơ này tuy có vẻ “mỏng manh” nhưng lại đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nhất của cây, thế nên, bà con cần phải “săn sóc” chúng thật tốt, kích thích chúng phát triển dày đặc, từ đó cây mới có thể lớn nhanh và hấp thụ tốt. Ngoài NPK (tốt cho sự phát triển toàn diện), thì bà con rất cần bổ sung thêm các loại phân bón tốt rễ, ví dụ như N.Humate+TE của Đạm Cà Mau, để giúp rễ lan nhanh, đất tơi xốp, hút chất dinh dưỡng được tối đa.
Vết xước ở rễ khi bón phân là nguyên nhân gây nấm bệnh
Bà con nông dân khi bón phân thường hay dùng các vật sắc nhọn để cào đất cho dễ, nhưng ít ai ngờ tới rằng, khi các vật sắc đó chạm vào rễ cây, để lại thương tích, chính là lúc nấm bệnh có cơ hội xâm nhập, làm hại cây. Lời khuyên ở đây chính là phải dùng dụng cụ chuyên dụng, vun lấp đất một cách khéo léo, hạn chế tối đa những tổn thương tới rễ.
Khi bón NPK, bà con nên chuẩn bị sẵn lượng phân vừa đủ, dùng dụng cụ chuyên dùng để xới nhẹ đất, bón phân, rồi lấp nhẹ nhàng đất trở lại. Bà con cũng nên sử dụng NPK phức hợp 1 hạt để quá trình bón phân được thuận tiện, nhanh chóng, tránh các thao tác pha trộn phức tạp.
Tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cây ăn trái thấp hơn so với lúa và rau màu
Cây ăn trái hấp thu dinh dưỡng rất từ từ, nên bà con cần phải lấp đất sau khi bón phân NPK để tránh bay hơi.
Ngoài ra, trong 1 vụ bà con nên chia làm nhiều đợt bón, mỗi đợt bón khối lượng vừa đủ với nhu cầu của cây, để phù hợp với tốc độ hấp thu dinh dưỡng, tránh lãng phí.
Cây sẽ hấp thu NPK tốt hơn nếu tăng độ ẩm cho đất sau khi bón
Đúng như vậy, vì NPK là loại phân dễ bay hơi, nên nếu tăng độ ẩm của đất sau khi bón, thì phân sẽ dễ lưu lại trong đất, giúp cây hấp thu tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu đất quá ẩm, thì phân NPK lại bị rửa trôi, thất thoát lãng phí. Chính vì vậy, sau khi bón NPK, bà con nên tưới thêm nước cho cây vừa đủ ẩm, lấp rơm rạ lên phía trên để hạn chế bay hơi, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng được lâu hơn.
Ngoài những lưu ý kế trên, Đạm Cà Mau xin “hiến kế” cho bà con thêm 1 bí kíp để bón phân NPK được hiệu quả hơn nhiều nhé. Đó là không nên bón NPK trong thời tiết nắng hoặc mưa kéo dài nhiều ngày, vì như vậy sẽ làm NPK bị bay hơi hoặc rửa trôi lãng phí. Bí kíp nhỏ này không chỉ giúp bón NPK hiệu quả, mà còn giúp bà con tiết kiệm được chi phí phân bón đáng kể.
Ghi nhớ và áp dụng 4 bí kíp kể trên, lại dùng thêm sản phẩm NPK Cà Mau phức hợp 1 hạt, kết hợp quy trình bón phân đúng cách, thì chắc chắn vụ này vườn cây ăn trái của bà con mình sẽ thật nhiều lợi nhuận, năng suất cao vượt trội, trái nào cũng to, nặng ký.
Bà con đừng quên đón đọc những bài viết chia sẻ hữu ích khác từ Đạm Cà Mau nhé!