Cây chanh dây là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trồng và chăm sóc chanh dây như thế nào để thu về thành phẩm vỏ mỏng, thịt dày, năng suất như ý, là điều bà con nông dân rất quan tâm. Để hỗ trợ bà con canh tác cây chanh dây tốt hơn, PHÂN BÓN CÀ MAU chia sẻ một số thông tin trồng và chăm sóc cây trồng này nhé.

Kỹ thuật trồng chanh dây đúng kỹ thuật
Cây chanh dây (hay còn được gọi là cây chanh leo) là loại cây trồng thích hợp cho mọi điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nên được trồng tại nhiều địa phương ở nước ta. Loại cây này ưa đất thoáng, giàu dinh dưỡng và chất hữu cơ như đất đỏ bazan, đất thịt nhẹ… Trong điều kiện đất nhiễm phèn, chua ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây chanh dây. Chính vì thế bà con cần hết sức lưu ý khi trồng loại cây này ở vùng đất nhiễm chua, phèn.

Ở Việt Nam, số lượng vườn chanh dây lớn tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Ðồng, Ðắk Nông và một số tỉnh trung du, miền núi phía bắc như: Sơn La, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình… 
Để trồng cây chanh dây đạt tỷ lệ sống cao, phát triển tốt, bà con cần lưu ý một số điểm sau:
1. Chuẩn bị đất trồng
- Làm sạch cỏ dại, cào, san lấp cho bề mặt đất trồng bằng phẳng.
- Làm hệ thống rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn trên các vùng đất dốc.
- Đào hố trồng chanh dây kích thước 60 x 60 x 60cm.

2. Mật độ trồng cây
Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khả năng thâm canh, bà con có thể áp dụng mật độ cây chanh dây cho vườn nhà mình như sau:
- 400 cây/ha: khoảng cách 5x5m
- 500 cây/ha: khoảng cách 5x 4 m
- 625 cây/ha: khoảng cách 4×4 m

3. Làm giàn chanh dây
Chanh dây vốn là cây thân leo nên cần chuẩn bị giàn kiên cố để cây phát triển. Bà con có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Trong đó giàn chữ T được các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo áp dụng nhờ khả năng bắt sáng tốt, cây dễ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm sâu, bệnh hại do rậm rạp, ẩm thấp.
Bà con nên bắc giàn cao 1,8-2 m. Có thể sử dụng trụ tre, gỗ hoặc trụ bê tông, bên trên giàn căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40-40 cm.

Kỹ thuật trồng chanh dây
Để chanh dây nhanh chóng thích nghi và phát triển sau khi rời bầu đất, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
- Nên trồng chanh dây vào tháng giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
- Kết hợp bón lót phân chuồng ủ hoai, các loại phân vi sinh, phân bón NPK… theo liều lượng thích hợp trộn đều vào đất trồng. Phân bón NPK có thể được rải trên bề mặt đất trồng.
- Dùng dao sắc cắt bầu nilon và đặt cây con vào lòng hố, lấp đất (đã trộn các loại phân bón lót) và dằn nhẹ. Sau khi trồng nếu trời không mưa, bà con có thể tưới nhẹ để giữ nền đất ẩm.
Cách chăm sóc chanh dây mới trồng giúp khỏe rễ, bền cây
Bí kíp quan trọng mà ít được bà con chú ý, đó là cung cấp dinh dưỡng trọn vẹn cho chanh dây ngay từ giai đoạn mới trồng (1-6 tháng đầu sau trồng). Đây là giai đoạn quan trọng bà con cần cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho chanh dây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, bộ rễ khỏe, thân và dây cứng cáp, nhanh chóng phủ kín giàn. 

Theo các chuyên gia từ PHÂN BÓN CÀ MAU, loại phân bón phù hợp với giai đoạn cây chanh dây phát triển sau trồng là NPK Cà Mau 18-18-6 Gold và OM CAMAU, hỗ trợ “đắc lực” cho quá trình phát triển vượt bậc của vườn chanh dây mới trồng.

NPK Cà Mau 18-18-6 và OM CAMAU là 2 sản phẩm phân bón hỗ trợ quá trình phát triển cây chanh dây vượt trội.

Phân bón NPK Cà Mau 18-18-6 Gold mang những ưu điểm giúp:
- Cung cấp dinh dưỡng đồng đều và “đúng chuẩn” cho chanh dây nhờ ưu điểm công thức 1 Hạt - 1 Màu, chứa cân đối các chất dinh dưỡng N-P-K và các yếu tố khoáng đa-trung-vi lượng trong từng viên phân bón. Từ đó cung cấp dưỡng chất toàn diện cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian bón phân. Cây trồng được chăm sóc tối ưu mà bà con không cần quá lo lắng 
- Tan nhanh, nhanh chóng thẩm thấu vào đất trồng giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa trong thời gian ngắn. NPK Cà Mau 18-18-6 Gold phù hợp với chanh dây giai đoạn mới trồng, giúp cây phát triển thân, lá và sẵn sàng ”sức khỏe” cho mùa vụ thu hoạch năng suất cao.

Phân Bón Cà Mau gợi ý bà con nên sử dụng NPK Cà Mau 18-18-6 Gold với liều lượng khoảng 850 kg/ha, chia làm nhiều lần bón để cây hấp thụ hiệu quả. Bà con bón cách gốc chanh khoảng 10-15 cm để rễ nhanh chóng hút chất dinh dưỡng khi phân tan trong đất.

Ngoài ra, để gia tăng độ phì nhiêu của đất và nâng cao sức đề kháng cho cây, kích thích bộ rễ phát triển mạnh, bà con cần bổ sung cho cây phân bón hữu cơ OM CAMAU với liều lượng khoảng 480kg/ha. OM CAMAU được sản xuất với nguồn nguyên liệu chất hữu cơ cao không chỉ giúp phục hồi hệ vi sinh vật trong đất, mà còn gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Kết hợp phân bón hữu cơ OM CAMAU và NPK Cà Mau 18-18-6 Gold giúp chanh dây mới trồng phát triển mạnh mẽ, sẵn sàng cho “mùa vàng” năng suất.

Vậy là PHÂN BÓN CÀ MAU vừa chia sẻ đến bà con cách chăm sóc chanh dây mới trồng. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ bà con canh tác cây trồng tốt hơn, sớm gặt hái vụ mùa thắng lớn. Để biết thêm chi tiết các sản phẩm Phân Bón Cà Mau, bà con có thể liên hệ Hotline 1800 888 606 hoặc đến các đại lý của Phân Bón Cà Mau gần nhất, để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

PHÂN BÓN CÀ MAU