Bà con mình đều biết sau một vụ mùa thu hoạch thắng lớn (khoảng tháng 9 hàng năm), cây cam thường “xuống sức”, gây ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái cho vụ mùa kế tiếp. Vậy làm cách nào để hồi phục cây cam nhanh chóng? Để hỗ trợ bà con hồi sức, chăm sóc cây cam sau thu hoạch, hãy cùng tham khảo kỹ thuật gợi ý sau từ PHÂN BÓN CÀ MAU nhé
Quy trình chăm sóc và phục hồi vườn cam sau thu hoạch
Cây cam là loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Để cây cam phát triển và cho sản lượng cao, chất lượng trái vượt trội, bà con cần áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, bón phân phù hợp để cây ổn định, đầy đủ dưỡng chất.
Sau thời gian dài ra hoa, kết trái, cây cam cần được chăm sóc kỹ lưỡng bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, quyết định trực tiếp đến năng suất vụ mùa sau. Theo đó, quy trình chăm sóc và phục hồi vườn cam sau thu hoạch gồm các bước sau:
- Tỉa cành, tạo tán mới
Đây là công đoạn bắt buộc phải thực hiện trong quá trình hồi sức cây cam sau thu hoạch. Sau một mùa trái, một số cành cam có dấu hiệu bị nhiễm sâu, bệnh hại; hoặc già cỗi, mất khả năng cho trái. Bà con cần loại bỏ nhanh chóng các cành cam này để cây tập trung dinh dưỡng cho hệ thống tán, cành tiềm năng, tăng năng suất cho vụ mùa kế tiếp. Đồng thời tỉa cành, tạo tán mới giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập.
Việc cắt, tỉa cành cần được hoàn tất trong khoảng 7 ngày sau thời điểm thu hoạch để cây không mất sức. Sau khi cắt tỉa xong, bà con quét vôi lên vết cắt cành và gốc cây (khoảng 0,7 - 1,5 m) để hạn chế cây nhiễm bệnh từ vết cắt.
- Làm cỏ vườn cam
Môi trường vườn cây ẩm ướt, rậm rạp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại phát triển. Chính vì thế bà con cần làm cỏ, dọn vệ sinh vườn cam để hạn chế tối thiểu các loại sâu bệnh trú ngụ, xâm nhập cây cam vào giai đoạn nhạy cảm này.
Bà con nên làm cỏ dựa theo hình chiếu tán lá của cây cam, độ rộng cách gốc khoảng 1-1,2 m. Đồng thời loại bỏ các trái cam rụng, lá khô trên mặt đất ra khỏi vườn, hoặc chôn dưới đất cùng các chế phẩm thúc đẩy quá trình phân hủy.
Đối với luống cỏ nằm ngoài tán cây, bà con có thể cân nhắc làm sạch hoặc giữ lại, nhưng hạ thấp chiều cao để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng nhất định cho vườn cây.
- Cải tạo đất trồng
Cải tạo đất trồng vườn cam bằng cách vun xới đất, giúp cung cấp oxy, tạo độ thông thoáng, thúc đẩy bộ rễ mới phát triển. Bà con cần xới đất thành các rãnh sâu khoảng 5-7cm khu vực gần gốc, đào - vun xới đất sâu 10-15cm các khu vực giữa hai hàng cây trồng.
- Bón phân
Bón phân là giải pháp hiệu quả nhất giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cây trồng sau một vụ mùa nuôi trái mất sức. Việc bón phân kịp thời điểm, đúng lượng và loại thúc đẩy quá trình tạo tán, ra cành mới, bộ rễ mới ra nhanh, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng nuôi cây.
Giải pháp phục hồi vườn cam sau thu hoạch bằng phân bón
Thấu hiểu những lo lắng của bà con, PHÂN BÓN CÀ MAU mách liền “Bí kíp vàng” giúp phục hồi nhanh chóng vườn cam, cho rễ và cành phát triển ổn định, chuẩn bị cho mùa màng “rộn ràng” sắp tới.
Giải pháp chăm sóc vườn cam sau thu hoạch bằng phân bón giúp cây trồng phục hồi và phát triển toàn diện
- Tăng cường Đạm và Lân
Sau mùa thu hoạch, cây cam sành cần được bổ sung phân bón NPK Cà Mau có chứa nhiều đạm và lân để cây tập trung dinh dưỡng, phục hồi bộ rễ đã già nua, hấp thụ tối đa dưỡng chất nuôi cành và lá mới chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Bà con sử dụng phân bón NPK Cà Mau 16-16-8 hay NPK Cà Mau 20-10-10 để giúp cây phục hồi cây trồng, đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo.
Tùy thuộc vào tuổi cây cũng như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng, bà con có thể sử dụng phân bón NPK Cà Mau 16–16–8 hoặc NPK Cà Mau 20–10–10 với lượng 0,5-1kg/cây cam sành (cây 3 - 6 năm tuổi). Bà con nên bón phân sau đợt thu trái khoảng 7-10 ngày.
- Bổ sung phân bón hữu cơ
Để cây cam phục hồi và phát triển toàn diện sau thu hoạch, bà con có thể kết hợp bổ sung phân bón hữu cơ OM CAMAU song song với phân bón NPK Cà Mau 20-10-10, để đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Phân bón hữu cơ OM CAMAU có tác dụng cung cấp các dưỡng chất giúp đất tơi xốp, màu mỡ, rễ tơ phát triển, giúp cây hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời tạo môi trường sống cân bằng cho vi sinh vật có ích, nhờ đó tăng cường sức đề kháng, tăng năng suất và chất lượng cho vụ mùa sau.
Bà con có thể bón lượng phân bón hữu cơ OM CAMAU khoảng 0.5-1.0 kg /cây cam sành. Phân bón hữu cơ OM CAMAU có thể bón riêng trước 7-10 ngày kể từ thời điểm bón phân NPK Cà Mau; hoặc để tiết kiệm công bón thì bà con có thể trộn cùng/bón cùng đợt phân NPK Cà Mau cho vườn cam sành sau thu hoạch 7-10 ngày, số lượng bón 01 lần.
Vậy là giải pháp chăm sóc và bón phân phục hồi vườn cam sau thu hoạch vừa được PHÂN BÓN CÀ MAU chia sẻ đến bà con nhà mình. Mong rằng “Bí kíp vàng” phục hồi cây cam sành mà PHÂN BÓN CÀ MAU vừa chia sẻ có thể “tiếp thêm năng lượng” cho vườn cây nhà mình vụ sau trái sai trĩu cành. Để tìm hiểu thông tin các sản phẩm phân bón Cà Mau, bà con có thể liên hệ qua Hotline 1800 888 606 (miễn phí) để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.