1. Trên lúa
1.1. Các tỉnh phía Bắc: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non tiếp tục gây bông bạc hại trên trà lúa trỗ muộn. Bệnh lùn sọc đen gây hại trên trà lúa cấy muộn tại các tỉnh đã xuất hiện bệnh. Bệnh bệnh bạc lá hại tăng trên các giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm, sau những đợt mưa giông. Chuột, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt… tiếp tục hại.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ: Bệnh lùn sọc đen tiết tục gây hại, có khả năng tăng tại Thanh Hóa. Rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn... tiếp tục phát sinh gây hại ở giai đoạn đòng trỗ.
1.3. Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh chết cây... gây hại trên lúa mùa giai đoạn chín đến thu hoạch. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại trên lúa Mùa, lúa TĐ ở giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên lúa Mùa ở Tây Nguyên và các huyện miền núi và Ninh Thuận, Bình Thuận.
1.4. Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến là trưởng thành mang trứng - tuổi 1. Đối với những vùng chuẩn bị cấy lúa Mùa còn lại và gieo sạ lúa ĐX sớm 2018-2019 thì đây là thời điểm thích hợp tiến hành cấy “né rầy” cho lúa mùa và gieo sạ “né rầy” cho lúa ĐX sớm. Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát triển ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng – trỗ trong điều kiện có mưa nhiều tạo ẩm độ cao, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Ốc bươu vàng: Cần tổ chức phòng chống từ sớm, đặc biệt đối với lúa mới sạ < 15 ngày và những ruộng khó thoát nước; Bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, chuột: phát sinh và gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ chín.
2. Trên cây trồng khác
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn khả năng tiếp tục gia tăng diện tích gây hại, tập trung các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
- Cây rau màu: Sâu tơ, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá cà chua, bệnh sưng rễ... tiếp tục gây hại nhẹ. Cục bộ hại nặng.
- Bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu và thán thư trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cây cà phê, bệnh khảm lá virus trên cây sắn, bệnh trắng lá và sâu đục thân trên cây mía… tiếp tục gây hại.
CỤC BVTV KHUYẾN CÁO
Trên lúa:
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).
+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 -1.5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.
+ Sử dụng Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.
+ Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml /bình 16 lít nước), lượng nước phun 400 lít/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.
+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 6 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. Phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.
+ Ngoài ra để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt sử dụng Hoàng Hổ Si (50ml/bình 16 lít nước), phun ở giai đoạn đẻ nhánh (15-20 ngày sau sạ), làm đòng (38-45 ngày sau sạ) và giai trước trỗ hoặc sau khi trỗ đều.
Cây rau:
+ Sử dụng sản phẩm phân bón lá Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng. Kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng (thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất) đồng thời kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích trong đất, giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.
Cây tiêu:
+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.
H.A.I (Nông nghiệp VN)