Với 6 ha đất canh tác lúa, 3 vụ/năm tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, anh Trần Thanh Sơn 49 tuổi đang có một cơ ngơi mà nhiều nông dân mơ ước. Không chỉ giỏi việc tính toán, ghi chép hiệu quả lợi nhuận từ trồng lúa, anh còn là người hiểu rất rõ đất Đồng Tháp Mười và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn loại phân bón thích hợp. Điểm đặc biệt để chúng tôi tìm đến gia đình anh, đó là “bí quyết” sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả. Với việc chỉ sử dụng “độc nhất” NPK 16-16-8 + 13S+TE của Đạm Cà Mau cho cả 3 đợt bón, cuối vụ thu về, năng suất tương đương các ruộng đối chứng mà hiệu quả lợi nhuận mang lại tối ưu so với các mẫu ruộng bón theo tập quán 5 lần bón và sử dụng nhiều loại phân bón.
Vùng Đồng Tháp Mười, bà con có thói quen mua phân đơn về tự trộn và chia ra nhiều lần bón tùy vào nhu cầu sinh trưởng của cây. Thời gian gần đây, qua theo dõi ghi chép, anh quyết định chỉ mua và sử dụng phân phức hợp NPK đã trộn sẵn. Và vì có sẵn kiến thức, anh luôn lựa chọn loại phân bón có thương hiệu. NPK Cà Mau 16-16-8 13S+TE được anh lựa chọn qua việc tìm hiểu công dụng tốt của NPK 1 hạt. Trong mỗi hạt phân NPK Cà Mau 1 hạt đều chứa đủ các thành phần đa lượng NPK theo bao bì công bố. Qua tìm hiểu về quy trình sản xuất ure hóa lỏng hiện đại tại Nhà máy Đạm Cà Mau, có nhiều phương pháp để cấu thành dạng phân này nhưng công ty lựa chọn cách “trộn sẵn” các thành phần nguyên tố dinh dưỡng NPK để qua công nghệ tạo hạt lại thành những viên phân đồng nhất, tỷ lệ hàm lượng NPK của các viên phân đều bằng nhau, do vậy không xảy ra tình trạng phân lớp trong bao bì. Mỗi hạt phân khi thấm vào đất đã đảm bảo đủ dinh dưỡng.
“Làm nông nên chú trọng đến lợi nhuận thay vì cứ khoe nhau về năng suất. Hãy nghĩ đến đồng lãi cuối cùng thì mới chọn cho mình một phương pháp canh tác phù hợp mà không phải lo lắng đến việc bón thừa, bón thiếu” – anh tâm đắc chia sẻ. Anh Sơn hiện đang canh tác giống lúa RVT, với phương pháp làm mạ khay, cấy máy - mật độ hợp lý nên cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe, đẻ nhánh nhiều, tập trung, độ đồng đều cao, cây lúa quang hợp được tối đa, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ. Đồng thời, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giúp giải quyết vấn đề thời vụ. Với cách canh tác của anh: Bón ít nhưng hiệu quả, đặc biệt, sử dụng phân bón NPK Cà Mau 16-16-8 13s+TE khép kín giúp cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tối đa, cân đối, cây khỏe, tỷ lệ hạt chắc/bông cao đã giúp gia đình anh khá nhàn rỗi. Mỗi vụ anh thu về lãi trên 120 triệu đã giúp cho kinh tế gia đình anh khá giả, nhà cửa khang trang, có của ăn của để, nuôi một cô con gái học cao học và một cậu con trai trước ngưỡng bước vào cấp 3.
Anh Sơn thổ lộ: “Kết quả mô hình chỉ sử dụng NPK Cà Mau 1 hạt cho lúa như thế nào thì mọi người đã nhìn thấy tận mắt rồi, ai cũng sang học hỏi bí quyết và trách nhiệm của tôi là lan tỏa nó cho những hộ cạnh bên”. Tuy nhiên, tôi may mắn đã chọn đúng một sản phẩm có thương hiệu và chất lượng nhưng bao nhiêu năm trồng lúa, nông dân chúng tôi chỉ trăn trở một điều là làm sao cùng bấy nhiêu tiền bỏ ra, chúng tôi có thể mua được phân bón thật nhất, tốt nhất. Điều này cần có sự khuyến cáo của cơ quan chức năng, giới thiệu những doanh nghiệp uy tín để bà con cùng có chung một nguồn tin cậy”.
Ruộng lúa của gia đình anh Sơn là một trong số những mô hình ruộng lúa đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng NPK của Đạm cà Mau. Không chỉ hiệu quả trên cây lúa mà NPK Cà Mau còn được chứng minh hiệu quả trên các loại rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp. NPK Cà Mau ra đời là giải pháp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tính toán và quản lý hiệu quả. Từ đó giúp nông dân có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn trong phát triển nông nghiệp, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang canh tác thông minh để không chỉ giảm chi phí đầu vào mà còn cải tạo đất và giảm sâu bệnh trên cây trồng. Hãy là người nông dân thời đại mới: Bón ít nhưng hiệu quả - NPK Cà Mau 1 hạt, 1 màu lại giàu TE.
Nguồn PVCFC