Sự trỗi dậy của nông nghiệp Campuchia
Nông nghiệp Campuchia liên tiếp đón nhận tin vui khi hàng loạt quyết định từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc chấp thuận cho nông sản nước này được nhập khẩu trực tiếp mà không phải thông qua một nước thứ 3, trước tiên là gạo, xoài rồi đến chuối gần đây.
Năm 2018 đánh dấu gạo Campuchia có mặt ở 63 thị trường toàn thế giới, danh tiếng có thể cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam. Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập đầu người tăng trưởng 100% so với 10 năm trước. Bí kíp của chính phủ Campuchia là tăng cường xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân, kích thích nông nghiệp nội địa.
Vai trò của Đạm Cà Mau trong sự phát triển nông nghiệp Campuchia
Song song với việc chiếm ưu thế đến 60% thị phần tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với những lợi thế về mặt địa lý, Đạm Cà Mau dần thâm nhập thị trường Campuchia như một điều tất yếu cùng bên cạnh sự tương đồng về mặt sản phẩm cùng với những bước đi thị trường bài bản khác.
Nông nghiệp Campuchia trước đây phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, vật tư nông nghiệp chủ yếu được cung cấp từ Thái Lan với chất lượng không ổn định và giá bán hầu như không thể kiểm soát. Nông dân Campuchia hầu như không có kiến thức canh tác và chủ yếu làm theo thói quen, tập quán đã lâu, chính điều này làm cho năng suất và chất lượng nông sản khá thấp, chủ yếu tự cung tự cấp và không đủ sức cạnh trạnh trên thị trường xuất khẩu.
|
Ngay từ khi bắt đầu có sản phẩm thương mại đầu tiên, Đạm Cà Mau đã xác định Campuchia là thị trường chiến lược bên cạnh thị trường trong nước. Biên giới Campuchia – Việt Nam trải dài từ một phần Đông Nam Bộ đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khá tương đồng về thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết. Thông qua các chương trình hợp tác với các đối tác tại Campuchia là các Sở nông nghiệp, trung tâm giống-khuyến nông, Đạm Cà Mau đã giúp nông dân Campuchia tiếp cận được các sản phẩm phân bón có chất lượng cao và kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý thông qua hàng trăm buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hàng chục mô hình trình diễn sản phẩm phân bón chất lượng cao. Thông qua các hoạt động này, thông tin nông nghiệp hữu ích và kỹ thuật được bà con ứng dụng ngay để cải tiến canh nông và chất lượng sản phẩm.
Tính đến thời điểm hiện tại thì Đạm Cà Mau đã chiếm vài trò không thể thay thể, góp phần tạo nên sức cạnh tranh vượt bậc của nền nông nghiệp Campuchia. Theo kết quả đo lường của Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, có đến 40% thị phần phân ure Campuchia đang sử dụng là do Đạm Cà Mau cung cấp, tương đương với trên 100 nghìn tấn mỗi năm, trong đó có những dòng sản phẩm mang đến bất ngờ cho nông nghiệp Campuchia vì không chỉ tăng năng suất mà còn giảm chi phí canh tác nhờ giảm lượng bón. Đặc biệt, chương trình thực nghiệm N46 Plus hai năm qua, bà con hết sức bất ngờ với kết quả thu được và ngày càng lan tỏa thành công này đến hàng triệu nông hộ khắp Campuchia.
|
Là thành quả hợp tác giữa Đạm Cà Mau và Solvay (Bỉ), Đạm xanh N46 Plus ưu việt hơn ure truyền thống rất nhiều, giúp năng suất tăng ít nhất 10% trong khi lượng phân bón giảm tới 30%, giảm thậm chí không tốn chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, rễ khỏe, cây bền, chất lượng hạt trái nâng cao được các thị trường khó tính nhất chấp nhận, tăng thu nhập cho bà con.
Là đối tác đồng hành lâu năm, Đạm Cà Mau cùng vui mừng và tự hào với nông nghiệp Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu phân bón chắc chắc không dừng lại ở con số 35 triệu USD mà sẽ còn tăng trưởng theo những bước tiến mạnh mẽ của nông nghiệp nước này.
Vượt lên mọi gian khổ đã qua, Campuchia đã chứng minh thực lực trên đấu trường quốc tế bằng quyết tâm mạnh mẽ, tư duy đổi mới, chọn lựa đối tác. Đạm Cà Mau đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng tiến trình đi lên của nông nghiệp Campuchia.
Nguồn congthuong.vn