Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Năm 2009 tôi được điều động đảm nhiệm Trưởng ban QLDA Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đây là giai đoạn dự án có một số điểm khá đặc thù khi các dự án khí và điện đã hoàn thành, đang ở giai đoạn bảo hành, quyết toán, kiểm toán, Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Thời điểm này Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau rất khó khăn, tiến độ chậm, nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư, nhà thầu chưa giải quyết được, ngay cả công tác xử lý nền cũng bị kéo dài do những bất đồng về quan điểm giữa các bên.
Chuyện mà tôi nhớ nhất trong quá trình triển khai dự án là ngay những ngày đầu tiên (chỉ vài ngày sau khi tôi chính thức nhận nhiệm vụ), có rất nhiều cán bộ, kỹ sư trong Ban QLDA đã đề nghị xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác (có thể do nhận định về tương lai của dự án). Quả thực lúc này tôi cũng thấy khá hoang mang. Không có thời gian tìm hiểu, tôi chỉ có cách mời từng người lên nói chuyện, thuyết phục bằng chính kế hoạch mình định làm việc tại dự án, đưa ra cam kết thực hiện, kế hoạch công việc trong vòng 6 tháng và khẳng định với anh em rằng, nếu công việc không có sự thay đổi thì anh em quyết định chuyển đi cũng không muộn. Bên cạnh đó, Tổng thầu EPC cũng gây áp lực rất lớn đối với Ban QLDA khi đưa ra nhiều lý do như phát sinh chi phí, muốn thay đổi thiết bị… thay đổi tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời đẩy giá hợp đồng EPC lên cao hơn.
Bằng sự chân thành, chúng tôi đã thuyết phục được mọi người ở lại cùng nhau chia sẻ, gánh vác công việc bộn bề của dự án, đặc biệt có một số cán bộ đã chuyển công tác sau đó lại xin quay trở về để cùng anh em “chiến đấu”. Và sau một thời gian nỗ lực, chúng tôi đã làm được những công việc như đã cam kết, giải quyết được một loạt các khó khăn kể cả vấn đề thanh toán dự án (chia nhỏ các mốc thanh toán để hỗ trợ nhà thầu, kiên quyết không để nhà thầu thay đổi tiêu chuẩn chất lượng, thiết bị…). Đặc biệt là thống nhất, giải quyết được vấn đề xử lý nền và chuyển giai đoạn thi công, từ đó thúc đẩy, lấy lại dần tiến độ Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau.
|
Dây chuyền sản xuất Đạm Cà Mau |
Bằng sự nỗ lực của Ban QLDA, Tổng thầu và sự hỗ trợ của Petrovietnam, các cơ quan có liên quan, cuối cùng dự án được hoàn thành bảo đảm chất lượng tốt, đúng tiến độ đề ra, đặc biệt là tiết kiệm đến 200 triệu USD so với tổng mức đầu tư được duyệt.
Có thể thấy rằng, bài học quan trọng khi triển khai dự án ở thời điểm rất khó khăn là phải tạo được lòng tin trong tổ chức, xây dựng được đội ngũ và thống nhất, hướng tới mục đích chung để triển khai công việc một cách bài bản và tin cậy, đồng thời xử lý hài hòa và cân đối các mối quan hệ bên trong (Ban QLDA) và bên ngoài (tổng thầu, các nhà thầu, tư vấn…) dự án.
PV: Nhà máy Đạm Cà Mau có xuất phát điểm rất khó khăn, ông có thể cho bạn đọc biết bài học vượt quan trọng, rất to lớn, là thành quả của cả một quá trình đầu tư xây dựng. Nhưng để thành quả ấy phát huy giá trị lâu dài thì đây mới chỉ là bước đầu cho sự phát triển một doanh nghiệp lớn. Đối với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - chủ sở hữu Nhà máy Đạm Cà Mau ban đầu khi vận hành, sản xuất và tham gia thị trường sẽ gặp phải nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan. Trong đó có bốn khó khăn lớn: một là về nguyên liệu (khí có hàm lượng CO2 cao) có giá thị trường (thời điểm đó là 0.46 HFO trong khi giá dầu cao); hai là chi phí lớn do chi phí khấu hao, chi phí tài chính cao…; ba là nhân sự vận hành mới, thiết bị công nghệ tiềm ẩn nguy cơ sự cố; bốn là sản phẩm phân đạm hạt đục dù chất lượng cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trường nhưng là sản phẩm mới, chưa có thương hiệu, chưa được khách hàng biết đến...
|
Toàn cảnh Nhà máy Đạm Cà Mau |
Từ việc chủ động nhận diện khó khăn, anh em Ban QLDA sau đó là ban lãnh đạo công ty ngay từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, chạy thử đã tiến hành rà soát, nhận diện các điểm rủi ro, tối ưu hóa nhằm xây dựng các phương án xử lý khi xảy ra sự cố, phương án vận hành, bảo dưỡng, đồng thời đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân sự kỹ thuật, quản lý, vận hành nhà máy bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Về thị trường, ngay từ khi phê duyệt dự án, Petrovietnam đã có chủ trương phát triển thị trường và đã phê duyệt chi phí thực hiện lên tới hàng trăm tỉ đồng, bên cạnh đó, công ty cũng triển khai rất sớm công tác xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh, hệ thống phân phối, hệ thống đại lý và tiếp cận thị trường một cách rất bài bản...
Với mục tiêu đặt ra là có lãi ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động, chúng tôi đã quyết tâm xây dựng hệ thống quản trị tinh gọn nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các khâu, tiết kiệm chi phí nhất nên trong năm 2012 dù công ty mới chỉ chính thức tiếp nhận vận hành thương mại sau ngày bàn giao từ tháng 4-2012 nhưng đã hoàn thành vượt kế hoạch và lợi nhuận hơn 740 tỉ đồng. Có thể thấy rằng, với công tác dự báo, nhận diện được những khó khăn, thách thức, rủi ro, xây dựng các giải pháp quản trị hiệu quả, chủ động từ những ngày đầu, Phân bón Cà Mau đã sản xuất, kinh doanh có hiệu quả ngay từ năm hoạt động đầu tiên.
|
Trưởng ban QLDA Lê Mạnh Hùng báo cáo lãnh đạo Petrovietnam về tiến độ Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau (năm 2011) |
PV: Hiện nay, Phân bón Cà Mau không chỉ là thương hiệu lớn của phân bón Việt Nam mà còn là doanh nghiệp được đánh giá có hệ thống quản trị khá tốt. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Việc Phân bón Cà Mau có hệ thống quản trị rất tốt, đã được các cổ đông và thị trường chứng khoán đánh giá cao, Petrovietnam cũng đánh giá, vinh danh nhiều lần. Phân bón Cà Mau không chỉ là một thương hiệu lớn, có tính dẫn dắt thị trường trong nước mà còn lan tỏa ra các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ, Thụy Sĩ...
Công tác quản trị doanh nghiệp của Phân bón Cà Mau không chỉ tốt mà còn có nét rất riêng đó chính là tính đoàn kết, thống nhất với hệ thống tiết kiệm, hiệu quả. Trước hết là do việc hình thành công ty từ Ban QLDA Khí - Điện - Đạm Cà Mau, kế thừa các kết quả của Cụm dự án có vốn đầu tư rất lớn (2,2 tỉ USD) với đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm, có trình độ kỹ thuật công nghệ, tinh thần đoàn kết, thống nhất rất cao. Phân bón Cà Mau được sinh sau, đẻ muộn, trong điều kiện rất khó khăn, nên ngay từ đầu công ty đã xác định mục tiêu, mô hình quản lý tinh gọn. Phương án kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tận dụng hệ thống của xã hội, tối ưu chi phí, giảm thiểu số lần chuyển sở hữu...
|
Người lao động tại Nhà máy Đạm Cà Mau |
Phân bón Cà Mau có hệ thống quản trị rất tốt, đã được các cổ đông và thị trường chứng khoán đánh giá cao, Petrovietnam cũng đánh giá, vinh danh nhiều lần. Phân bón Cà Mau không chỉ là một thương hiệu lớn, có tính dẫn dắt thị trường trong nước mà còn lan tỏa ra các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ, Thụy Sĩ… |
Bên cạnh hệ thống quản trị nền tảng vững chắc từ hệ thống quản lý dự án chuyển sang, công ty cũng quy hoạch, đào tạo xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Ngay từ khi mới thành lập (năm 2011), công ty đã xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo bổ sung các kiến thức, kỹ năng, văn hóa cho anh em, đặc biệt là đã lựa chọn và tổ chức đào tạo 10 CEO cho công ty, cho đến nay tất cả đều trưởng thành với những vị trí quản lý cao cấp trong công ty cũng như nhiều đơn vị trong Petrovietnam.
Phân bón Cà Mau cũng là một đơn vị tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất kinh doanh. Là một trong các đơn vị triển khai hệ thống quản trị ERP từ rất sớm, số hóa công tác quản lý doanh nghiệp, xây dựng và áp dụng dữ liệu lớn trong kinh doanh như hệ thống PMS…; triển khai nghiên cứu phát triển (R&D) từ khi còn là dự án… đã tạo ra hệ thống quản trị tốt, hiệu quả, minh bạch. Hơn thế nữa, các thế hệ lãnh đạo tiếp nối tại Phân bón Cà Mau đã kế thừa và phát huy tốt những thành quả quản trị từ những ngày đầu và ngày càng nâng cấp hệ thống một cách bài bản, hiệu quả cao hơn.
PV: PVCFC là một đơn vị có bản sắc văn hóa riêng, là một trong những người xây dựng lên nền tảng văn hóa này, ông có thể cho biết về quá trình và cách thức xây dựng nên văn hóa đó. Phải chăng đây là bí quyết làm nên thành công của PVCFC trong 10 năm qua?
|
Người lao động tại Nhà máy Đạm Cà Mau |
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Nói về văn hóa của Phân bón Cà Mau thì phải khẳng định nét riêng do phôi thai là mô hình quản lý dự án chuyển sang nên hầu hết nhân sự của công ty đều có “DNA” quản lý dự án rất chặt chẽ, tính thống nhất rất cao. Nói cách khác thì “việc nào thời điểm đấy”, “dám làm dám chịu trách nhiệm”… đã ăn vào máu mỗi người tại Phân bón Cà Mau.
Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã thống nhất xác định vai trò của văn hóa doanh nghiệp là “giúp công ty phát triển trường tồn”. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, chiến lược, hệ giá trị cốt lõi “Ân cần - Thân thiện - Chuyên nghiệp - Trách nhiệm - Hài hòa” rồi cùng các chuyên gia tư vấn phân tích, đánh giá, từ đó lập kế hoạch và tổ chức triển khai xây dựng văn hóa nền tảng và bản sắc cho Phân bón Cà Mau một cách bền bỉ, lâu dài, qua nhiều thời kỳ, giai đoạn.
Tôi vẫn còn nhớ có lần (vào khoảng năm 2011-2012) Phân bón Cà Mau đã mời Đại đức Thích Minh Trí đến nói chuyện với toàn thể cán bộ, công nhân viên về “Đạo hiếu và đạo làm người”. Đó là một trong các yếu tố thuộc về văn hóa nền tảng mà sau này đơn vị tư vấn phối hợp triển khai, từ đó giúp người lao động tại Phân bón Cà Mau nhìn nhận, tiếp thu những đạo lý tốt đẹp nhất của con người, lan tỏa một lối sống lành mạnh, có ích và hài hòa trong gia đình, công ty, xã hội. Các thế hệ lãnh đạo Phân bón Cà Mau đều rất coi trọng văn hóa doanh nghiệp và liên tục có những chương trình tái tạo văn hóa doanh nghiệp, hướng tới cái đích là xây dựng và hoàn thiện bản sắc văn hóa: “Khai phóng được tiềm lực của từng con người Phân bón Cà Mau”.
PV: Với vai trò là Tổng giám đốc Petrovietnam, ông có thể cho biết Tập đoàn đang định hướng phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu nói chung, lĩnh vực phân bón nói riêng hay không?
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Hiện nay, Petrovietnam đang hoạt động sản xuất kinh doanh với 5 lĩnh vực chính gồm: Thăm dò khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện, dịch vụ kỹ thuật. Lọc hóa dầu là một trong các lĩnh vực kinh doanh chính ngày càng có vai trò quan trọng, bởi vì thông qua đó sẽ kéo dài chuỗi giá trị ngành Dầu khí ra đến thị trường.
Về lọc dầu, Petrovietnam xác định mục tiêu là đứng đầu Việt Nam về sản xuất, phân phối các sản phẩm lọc dầu như các loại xăng, dầu thông dụng, nhiên liệu phản lực trên cơ sở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn… Về phát triển hóa dầu, trong nội dung Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã nêu rõ, đây là lĩnh vực được định hướng ưu tiên phát triển để gia tăng lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên dầu khí. Công nghiệp hóa dầu của Petrovietnam hiện nay tập trung sản xuất các sản phẩm hóa dầu (nhựa, xơ sợi, các cấu tử…), hóa chất dầu khí gồm phân bón và hóa chất là các sản phẩm sinh ra trong quá trình chế biến từ dầu và khí, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Về sản xuất phân bón, Petrovietnam sẽ duy trì sản xuất, dành nguồn lực thúc đẩy, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, sản lượng, mở rộng thị trường; đa dạng hóa nguyên liệu, sản phẩm phục vụ nhu cầu của ngành nông nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ngay từ khi mới thành lập, PVCFC đã thống nhất xác định vai trò của văn hóa doanh nghiệp là “giúp công ty phát triển trường tồn”. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, chiến lược, hệ giá trị cốt lõi “Ân cần - Thân thiện - Chuyên nghiệp - Trách nhiệm - Hài hòa”, từ đó lập kế hoạch và tổ chức triển khai xây dựng văn hóa nền tảng và bản sắc cho Phân bón Cà Mau một cách bền bỉ, lâu dài, qua nhiều thời kỳ, giai đoạn. |
Nguồn petrotimes.vn