Làm sao để gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí trong quá trình canh tác cây trồng để vụ Đông Xuân đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là nỗi băn khoăn thường ngày của người nông dân, trong khi khi giá nông sản khá gấp bênh, chi phí nhân công ngày càng cao, biến đổi khí hậu biến đổi thất thường... là nguy cơ làm gia tăng dịch hại như sâu, bệnh và ảnh hưởng dinh dưỡng cây trồng.
Vụ Đông Xuân năm nay, Đạm Cà Mau đã cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, các nhà khoa học như PGS, TS. Nguyễn Bảo Vệ - trường Đại học Cần Thơ; TS. Chu Văn Hách - Trưởng Bộ môn Canh tác, Viện lúa ĐBSCL đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nông nghiệp và cách sử dụng phân bón cho hơn 3.000 nông dân khu vực với chủ đề " ĐẠM CÀ MAU - XANH BỀN, TIẾT KIỆM".
Đông đảo bà con nông dân tham dự hội thảo
Với những tính năng nổi bật của sản phẩm, giá cả hợp lý, ĐẠM CÀ MAU đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của bà con. Sau mỗi cuộc Hội thảo gần như 100% nông dân đồng ý sử dụng ĐẠM CÀ MAU cho vụ Đông Xuân này với mục tiêu tiết giảm chi phí, tiết giảm công bón phân, dễ phối trộn phân đơn và tăng năng suất. TS. Chu Văn Hách chia sẻ "Với vai trò của những người làm khoa học, chúng tôi luôn hướng đến lợi ích của bà con nông dân, Đạm hạt đục đã được rất nhiều Quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến sử dụng, giúp cây sinh trưởng khỏe, chống đổ ngã, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí, bà con yên tâm khi sử dụng sản phẩm này".
Trung bình mỗi cuộc Hội thảo có khoảng 300 nông dân tham dự và khẳng định chất lượng cao của sản phẩm Đạm Cà Mau đã giúp nông dân tiết kiệm chi phí, chính vì vậy hầu hết người dân nơi đây đã dần thay đổi tập quán trong việc sử dụng phân bón và canh tác.