Ngày 5/10 tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu Đông, mùa 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh; sở nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp, phân bón luôn đồng hành với bà con ngay cả giai đoạn canh tác khắc nghiệt nhất như hạn hán và xâm nhập mặn trong thời gian qua.

Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, nguồn nước sản xuất vụ lúa Đông Xuân tới tại ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn và lệ thuộc nhiều từ nguồn nước thượng nguồn sông Mekong. Nguyên nhân giảm sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL do tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khiến sụt giảm trên 1 triệu tấn so với cùng kỳ làm ảnh hưởng trên 93.000 ha lúa Đông Xuân 2015 - 2016, thiệt hại trên 85.000 ha.


Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị

Vụ lúa Đông Xuân 2016-2017 này, toàn vùng ĐBSCL có kế hoạch gieo sạ 1.549.660 ha, giảm gần 5.000 ha so với vụ lúa Đông Xuân năm ngoái, trong đó có khoảng 420.000 ha sẽ được gieo sạ sớm trong tháng 10 này. Diện tích còn lại sẽ được gieo sạ trong những tháng kế tiếp và dứt điểm vào ngày 10/1/2017.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT: Dự báo nguồn nước cho sản xuất lúa Đông xuân năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn giống như vụ lúa Đông Xuân năm ngoái. Việc xuống giống sớm trong tháng 10 như lịch khuyến cáo nêu trên sẽ tạo nhiều cơ hội tận dụng được nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng đã bị thiệt hại do hạn mặn trong năm ngoái.

Với thời vụ này của ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng tiếp tục có mùa vụ xuống giống không thuận lợi, năng xuất dự định sẽ sụt giảm. Cũng theo dự báo của Bộ NN&PTNT, nguồn nước sản xuất vụ lúa Đông Xuân tới sẽ gặp nhiều khó khăn và lệ thuộc nhiều từ nguồn nước thượng nguồn sông Mekong.


Ông Hoàng Trọng Dũng – Phó Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau phát biểu tại hội nghị

Ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết tình hình lũ thấp tại ĐBSCL năm 2016, khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ mùa khô 2016 - 2017 sẽ cao hơn, sớm hơn cùng kỳ nhiều năm; vì vậy cần căn cứ vào thực tế sản xuất vừa qua để tính toán diện tích, thời vụ gieo trồng hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại do thiếu nước, xâm nhập mặn.


ĐBSCL canh tác lúa trong tình trạng thiếu nước

Các ngành chức năng và các tỉnh thành đã vào cuộc, riêng các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp đều đã có những tiếng nói tích cực để đồng hành với người tiêu dùng cuối cùng là bà con nông dân. Do tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên quy mô lớn, gây thiệt hại lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, khiến nhu cầu tiêu thụ urê giảm mạnh. Trong môi trường kinh doanh có nhiều trắc trở như thế, Đạm Cà Mau vẫn được đông đảo bà con ĐBSCL tin dùng và yêu mến. Thị phần Đạm Cà Mau tại khu vực này hiện duy trì ở mức 55 – 60%. Cũng nhờ thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm được bảo chứng bởi công nghệ hiện đại, cộng với giá bán hợp lý và chính sách chăm sóc khách hàng ân cần, Đạm Cà Mau luôn là lựa chọn tối ưu của bà con. 

Đạm Cà Mau luôn có những giải pháp hỗ trợ bà con về sản phẩm giúp bà con canh tác hiệu quả

ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và diện tích gieo trồng cũng như giảm sản lượng thu hoạch của bà con và dự báo tình trạng này sẽ còn tái diễn trong những năm tiếp theo. Với vai trò là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín, chiến lược kinh doanh của Đạm Cà Mau luôn gắn lợi ích của mình với các khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kênh phân phối, DCM còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, gia tăng chuỗi giá trị, sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhằm góp phần cải thiện độ màu mỡ cho đất đai. Phối hợp với Viện, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu gói giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa vùng ĐBSCL; xây dựng gói giải pháp dinh dưỡng cho rau quả an toàn; xây dựng giải pháp dinh dưỡng cho các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cây tiêu, tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên… Đi đôi với việc tiếp tục hợp tác cùng các công ty hàng đầu trên thế giới để nghiên cứu cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng tốt nhất theo hướng xanh, an toàn bằng các sản phẩm hữu cơ vi sinh; khoáng sinh học; phân bón chậm phân giải và các dòng phân chuyên dụng, ĐCM cũng chủ động hợp tác với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và các Doanh nghiệp trong khép kín chuỗi liên kết, nâng cao giá trị giúp người nông dân yên tâm sản xuất và chọn dùng những sản phẩm của những doanh nghiệp uy tín để canh tác hiệu quả.

Hội nghị này giúp ngành nông nghiệp các tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn về mùa vụ và những khó khăn sắp tới được dự báo để tuyên truyền và hướng dẫn, sát cánh với bà con để giảm thiệt hại trong canh tác và kịp thời xuống giống tránh hạn, bón phân hợp lý, tiết kiệm…