Phóng viên Báo Năng lượng Mới ghi lại một số ý kiến đóng góp thiết thực tại Hội nghị công bố quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức mới đây về việc hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghiệp khí trong thời gian tới.

Nền công nghiệp khí nước ta đã trải qua hơn 20 năm phát triển khá thành công. Ngoài việc thu gom khí từ các mỏ dầu trước đây còn phát hiện một số mỏ khí như Lô B, Cá Voi Xanh… Chính vì vậy, việc quy hoạch chi tiết và triển khai đúng tiến độ các dự án công nghiệp khí là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là với các mỏ khí có trữ lượng khá lớn như Cá Voi Xanh và Lô B.

Hiện nay, khí cung cấp cho sản xuất điện lên tới 80%, nên ngành điện vẫn đang là khách hàng lớn của công nghiệp khí. Tôi muốn khẳng định rằng, tiềm năng khí của chúng ta không lớn nên cần thận trọng đầu tư và xem xét lại giá thành khai thác khí, so sánh với giá nhập khẩu LPG xem có rẻ hơn hay không?

Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng Đặng Huy Cường: Cần thận trọng đầu tư vào công nghiệp khí

Ngoài khả năng về tiềm lực, nguồn vốn, cần phải tính toán đến yếu tố thị trường, đánh giá từng giai đoạn xem nên phát triển cái gì, khai thác tiềm năng gì, để các dự án đầu tư mới đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau tác động trực tiếp, hiệu quả cao đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau. Về tác động gián tiếp, Cà Mau có 300 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là quảng canh, nhưng có 10.000ha nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay mới có 300ha nuôi tôm công nghệ cao. Nuôi tôm quảng canh năng suất chỉ đạt khoảng 5 tạ/ha/năm, nuôi tôm công nghiệp tới 10 tấn/ha, trong khi nuôi tôm công nghệ cao đạt tới 80 tấn/năm.

Mục tiêu phát triển lĩnh vực công nghiệp khí: Hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí trên toàn quốc; bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam.

Chúng tôi rất mong muốn phát triển nuôi tôm công nghệ cao nhưng phải phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố căn bản là thiếu điện. Bởi nuôi tôm thì phải để con tôm nó “thở” được, phụ thuộc hoàn toàn vào máy thổi khí. Nếu chỉ dừng máy bởi mất điện thì không đến vài giờ đồng hồ, con tôm sẽ chết ngay, thiệt hại rất lớn.

Vùng nuôi tôm cũng không thể sử dụng máy phát điện bởi nông dân còn nghèo, nếu mỗi vuông tôm mà “cõng” một chiếc máy phát điện thì không thể “kham” được, hơn thế, sẽ đội giá đầu ra khiến tôm Cà Mau không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Năm vừa qua, tỉnh Cà Mau đã nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu được khoảng 1,4 tỉ USD. Dự án điện, khí chậm nên ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế của Cà Mau. Nếu các dự án đầu tư công nghiệp khí, nhà máy điện khí trong quy hoạch triển khai đúng tiến độ, chúng tôi dám khẳng định sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng lên hơn 2 tỉ USD/năm.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng: Nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương

Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị PVN tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển công nghiệp khí để đạt hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.

Nhu cầu sử dụng khí cho công nghiệp tại Cà Mau còn rất lớn và các dự án khí tại Cà Mau đang có hiệu quả cao nên đầu tư tập trung vào khu vực này chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Về khâu thăm dò khai thác, có thể thấy, một số quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước khai thác khí rất ít, tiềm năng về khí thiên nhiên cũng nhỏ, nhưng công nghiệp khí của họ lại có trình độ phát triển rất cao. Nên phát triển công nghiệp khí của Việt Nam với tiềm năng như hiện nay là hoàn toàn khả thi.

Về việc phải tính toán đầy đủ trữ lượng, đây là vấn đề khoa học phức tạp và trách nhiệm thuộc về tất cả các bên tham gia. Những nhà khoa học hàng đầu về tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí khi nói về trữ lượng đều cho rằng, đây là việc “ăn cơm dương gian nói chuyện âm phủ”. Cho nên con số dự đoán trữ lượng không thể nào hoàn toàn chính xác.

Vì vậy, tôi cho rằng, ngành công nghiệp khí càng phải phát triển bộ phận đánh giá rủi ro. Chúng ta không dừng ở đánh giá rủi ro về an toàn mà phải tính đến cả chuyện tiềm năng, triển khai theo từng bước, từng dự án khai thác, vận chuyển, thu gom khí như thế nào cho hợp lý. Hiện nay, Viện Dầu khí Việt Nam đang triển khai đề tài đánh giá rủi ro về thăm dò khai thác bởi tính rủi ro các dự án công nghiệp khí là rất cao. Trong đó, phải đánh giá cả nguồn vào, thị trường và cả công tác quản trị nữa. Trong quá trình thực hiện quy hoạch công nghiệp khí, các đơn vị phải quan tâm và thành lập ngay bộ phận quản trị rủi ro.

Hiện nay, khí cung cấp cho sản xuất điện lên tới 80%, nên ngành điện vẫn đang là khách hàng lớn của công nghiệp khí.

Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung: Cần thành lập bộ phận quản trị rủi ro

Về nghiên cứu khâu sau, quan điểm của Chính phủ là hoàn toàn chính xác khi xác định bằng mọi cách sử dụng các nguồn khí tự nhiên của Việt Nam làm sao cho hiệu quả nhất. Chúng ta đừng chỉ nhìn vào hệ thống khí - điện - đạm, đó chỉ là một mắt xích trong chuỗi giá trị của nền kinh tế.

Chúng ta cần bỏ ngay tư tưởng “rón rén” phát triển chế biến khâu sau. Tôi đề nghị tập trung các nguồn khí giá thấp để chế biến khâu sau, vì đặc thù của chế biến khí là nguồn vào chỉ cần nhỏ, rải rác. Mà đặc thù địa chất dầu khí Việt Nam thì trừ các mỏ Lô B và Cá Voi Xanh đang nằm cùng một chỗ, còn lại các mỏ khác nằm rải rác từ Bắc vào Nam và tính chất khí cũng rất khác nhau. Nên quan điểm của tôi là: Quy hoạch phát triển công nghiệp khí nên ưu tiên sử dụng các nguồn khí trong nước dùng để chế biến, chế biến càng sâu càng tốt.

PV GAS định hướng không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý, quản trị doanh nghiệp hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy chế quy định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật và phân cấp trách nhiệm của PVN.

Về phát triển nguồn nhân lực, PV GAS cũng thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quy trình, chính sách thu hút - đào tạo - sử dụng - đánh giá - đưa ra đãi ngộ phù hợp với từng vị trí nhân sự. Đồng thời chú trọng nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả lao động cho từng công việc.

Trưởng ban Đầu tư xây dựng PV GAS Bùi Tường Định: Chủ động đầu tư vào lĩnh vực khí

PV GAS tập trung nguồn lực để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực hoạt động chính như thu gom, vận chuyển, chế biến, phân phối khí, LNG thuộc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả; thường xuyên rà soát, kiến nghị Nhà nước điều chỉnh/bổ sung quy hoạch khi có thay đổi lớn.

PV GAS cũng chủ động tham gia thực hiện đầu tư khâu thượng nguồn để bảo đảm nguồn khí cung cấp. Trước mắt, PV GAS đang hợp tác chặt chẽ với PVEP về đầu tư phát triển mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2; đồng thời kiến nghị PVN cho phép tham gia mua lại phần vốn dự án khai thác khí Lô B, tham gia nghiên cứu, góp vốn đầu tư Dự án khí Cá Voi Xanh, Lô 117-110, Lô 111-112-113…


Hệ thống thu gom khí mỏ Hàm Rồng - Thái Bình

Mặt khác, PV GAS cũng triển khai mua cổ phần, góp vốn các dự án khí nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp khí (thượng nguồn, chế biến, vận chuyển, dự trữ, kinh doanh khí và các sản phẩm khí) nhằm tạo nguồn cung hỗ trợ hoạt động, kỹ thuật công nghệ trong nước khi triển khai dự án tổng thể.

Trong thời gian tới, PV GAS sẽ kêu gọi các tổ chức uy tín trong nước, quốc tế tham gia đầu tư hệ thống nhập khẩu LNG, lĩnh vực tiêu thụ khí, đầu tư nghiên cứu và áp dụng giải pháp công nghệ mới nhằm tăng khả năng thu gom khí và sản phẩm lỏng, phát triển và khai thác các mỏ có hàm lượng CO2 cao.

Đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ khí

Phát triển hóa dầu và hóa chất từ nguồn khí thiên nhiên có ưu điểm không thể phủ nhận là nâng cao giá trị sử dụng của khí thiên nhiên. Cụ thể, 1 tỉ BTU khí thiên nhiên sản xuất điện (hiệu suất chuyển hóa 53%) sẽ tạo ra 155MWh điện thương phẩm, tương đương với 341 triệu đồng (giá điện trung bình 2.000 đồng/kWh). Với lượng khí tương tự nếu dùng chế biến khí tạo ra được 34,2 tấn methanol có giá trị gần 500 triệu đồng. Có nghĩa là, chế biến khí có giá trị cao hơn 1,45 lần so với sản xuất điện.

Mặt khác, phát triển hóa dầu và hóa chất từ khí sẽ làm đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ khí, giảm sự phụ thuộc vào một nguồn tiêu thụ nhất định bởi từ khí thiên nhiên có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm có lợi ích lớn đối với nền kinh tế như phân đạm, urea/ammonia (nông nghiệp), chất dẻo, cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản dùng cho công nghiệp xây dựng, vật dụng gia đình…

Quan trọng hơn, việc phát triển hóa dầu chính là khai thác tối đa lợi thế và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sản phẩm của các nhà máy sẵn có hoặc đang xây dựng tại Việt Nam.

Kiến nghị của PV GAS

Về quy hoạch cơ sở hạ tầng khí cần rà soát lại các đường ống trục, đặc biệt là các đường ống thu gom, theo hướng gắn liền với dự báo giá khí từng mỏ đến hộ tiêu thụ để có được các kịch bản sát với thực tế nhất. Cả chuỗi các dự án hạ tầng khí phải chấp nhận được nguồn khí theo giá thị trường.

Về cơ chế, chính sách giá khí, cần phải cụ thể hóa mô hình từng loại sản phẩm khí theo cơ chế thị trường. Các sản phẩm khí nhập khẩu, khí hóa lỏng thì Nhà nước chỉ quản lý theo hạn ngạch. Phải có chính sách giá khí riêng cho từng đối tượng khách hàng chính như điện, đạm, hóa dầu.

PVN và PV GAS được trích quỹ từ lợi nhuận sau thuế để phát triển hạ tầng cho các mỏ nhỏ, vùng nước sâu, xa bờ không thể phát triển độc lập.

Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí cũng cần nghiên cứu mô hình quản lý các chuỗi dự án khí lớn, phức tạp theo chiều dọc để có thể tập trung giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro đã nhận diện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án khí.

Thành Công