QUY MÔ THỊ PHẦN

Sau 10 năm thành lập và phát triển, đến nay, PBCM đã tạo dựng và duy trì vị thế nhất định trong ngành phân bón Việt Nam. Với tổng sản lượng sản xuất và kinh doanh năm 2020 đạt 1.008.360,525 tấn, PBCM chiếm tỷ lệ hơn 10% thị phần nội địa với nhu cầu tiêu thụ bình quân 11 triệu tấn/năm. Những năm gần đây, tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại PBCM bình quân tăng trưởng 9,12%/năm. Đây là tín hiệu đáng mừng và có thể tin tưởng rằng, đà tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm của PBCM còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai với việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm mới, đưa nhà máy NPK chính thức đi vào hoạt động trong năm 2021 giúp PBCM tạo đà bứt phá hơn nữa trên thị trường phân bón trong thời gian tới.

Nhìn chung, về sản phẩm Urê, ước tính tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm trong nước 3 năm qua bình quân đạt 35% quy mô toàn quốc; về Kali, ước tính 3 năm qua bình quân thị phần đạt 10% quy mô toàn quốc. Về sản phẩm mới, tuy tỷ trọng thị phần còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định và việc mở rộng danh mục sản phẩm giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, phát triển các thị trường ngách trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng. Đặc biệt, với việc đưa nhà máy NPK đi vào hoạt động trong thời gian tới, PBCM đặt ra mục tiêu chiếm 8% thị phần NPK toàn quốc trong 5 năm tới. Đây sẽ là một trong những mũi nhọn ưu tiên trong định hướng phát triển của Công ty trong chiến lược trung và dài hạn.

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

Phạm vi hoạt động của PVCFC cả trong nước và quốc tế, trong đó mảng thị trường nội địa là ưu tiên hàng đầu bởi đặc thù về sản phẩm phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam - một ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam với hơn 10 triệu hộ gia đình nông thôn, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 40% lực lượng lao động cả nước; hàng năm sản xuất và xuất khẩu hơn 30 tỷ USD/năm với nhiều mặt hàng nông-lâm-thủy sản giá trị cao đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước. Để giải quyết bài toán dư thừa nguồn cung trong nước, PVCFC chủ động mở rộng và tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế, ưu tiên cho thị trường Đông Nam Á, Nam Á và từng bước xâm nhập các thị trường tiềm năng khu vực Bắc Mỹ. 3 năm gần đây, tốc độ phát triển thị trường qua kênh xuất khẩu có sự cải thiện cả về lượng và chất, qua đó giúp PVCFC hiện thực hóa chiến lược kinh doanh tổng thể, cân đối hài hòa bài toán sản xuất, kinh doanh, tồn kho sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế; duy trì dòng tiền ổn định và tinh giảm tối đa chi phí kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN

Các yếu tố đầu vào tạo động lực phát triển

Cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị

Các yếu tố đầu ra (kết quả, sản phẩm, dịch vụ)

Các bên liên quan thụ hưởng các giá trị từ động lực phát triển

Nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng nhân sự và năng suất lao động;

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận;

- Xây dựng các chính sách phúc lợi, nhân sự, cơ chế thăng tiến theo năng lực, cân bằng lợi ích của cổ

đông và CBCNV.

- Môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, mang bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng;

- Khối đoàn kết nội bộ, tinh thần làm việc cống hiến của CBCNV;

- Các chương trình phúc lợi phù hợp, cân bằng giữa lợi ích của cổ đông và CBCNV.

- Người lao động;

- Cơ quan quản lý

Nhà nước.

Nguồn lực tài chính

- Sử dụng nguồn vốn hiệu quả;

- Kiểm soát dòng tiền, đảm bảo thu hồi công nợ.

- Duy trì tăng trưởng kết quả kinh doanh với tốc độ 10% trong năm 2020;

- Tạm ứng chi trả cổ tức 5% mệnh giá cổ phiếu năm 2019;

- Năng lực tài chính vững mạnh, đóng góp 135 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước năm 2019.

- Cổ đông/Nhà đầu tư;

- Khách hàng;

- Cơ quan quản lý Nhà nước;

- Người lao động.

Đa hạng hóa sản phẩm, dịch vụ

- Đa dạng hóa sản phẩm dựa trên nền tảng sản phẩm cốt lõi (Urê hạt đục);

- Có chiến lược phát triển hệ thống sản phẩm đồng bộ, toàn diện 

- Đầu tư mở rộng phát triển dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao làm tiền đề tạo động lực tăng trưởng của Công ty

- Đảm bảo tăng trưởng ổn định về sản phẩm, chủ động tối ưu nguồn nguyên liệu và doanh thu của Công ty.

- Nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của Công ty

- Cổ đông/nhà đầu tư

- Khách hàng (đại lý, nông dân)

- Đối tác/nhà cung cấp

- Người lao động

Văn hóa doanh nghiệp 

- Xây dựng văn hóa nền tảng 

- Xây dựng văn hóa bản sắc

- Thúc đẩy áp dụng, thực hành văn hóa, ứng dụng vào trong công việc, đời sống

- Nội bộ công ty đoàn kết, nhất quán, hướng đến mục tiêu chung và tạo được bản sắc riêng

- Là định hướng, kim chỉ nam để ra các quyết định lớn của Công ty

- Người lao động

- Khách hàng (đại lý, nông dân)

Chuyển đổi số làm nền tảng nâng cao hiệu quả quản trị, sản xuất kinh doanh

- Sử dụng các nền tảng ứng dụng công nghệ như hệ thống văn phòng điện tử Eoffice; đào tạo trực tuyến E-learning, ERP…

- Sử dụng hệ thống DMS, CRM, App nông nghiệp để nâng cao hiệu quả quản trị kênh phân phối, quan hệ khách hàng

- Hệ thống quản trị được vận hành tự động hóa, nâng cao hiệu quả quản trị 

- Kênh phân phối được kiểm soát ổn định; tăng cường tương tác với khách hàng và cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho người tiêu dùng (nông dân)

- Cổ đông/nhà đầu tư

- Khách hàng (đại lý, nông dân)

- Đối tác/nhà cung cấp

Yếu tố thị trường

- Tận dụng nguồn lực, tiềm lực và lợi thế cạnh tranh để tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài

- Thị trường được mở rộng, tạo tiền đề tăng trưởng doanh số.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên trường quốc tế

- Cổ đông/nhà đầu tư

- Đối tác/nhà cung cấp

Yếu tố môi trường

- Quản lý các rủi ro môi

trường theo các hệ thống chuẩn quốc tế;

- Giảm thiểu ảnh hưởng ra môi trường qua giảm rác thải, tăng cường tái chế giảm hao hụt trong sản xuất.

- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường;

Hệ thống quản lý môi trường chuẩn ISO 14001;

- Thực hiện nghiêm túc các quan trắc môi trường định kỳ;

- Tiết kiệm năng lượng sử dụng, xanh hóa môi trường làm việc.

- Môi trường kinh doanh;

- Môi trường sống.

Tài liệu