BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN PHÂN BÓN CÀ MAU 2020

CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hoạt động của Hội đồng Quản trị

Hoạt động của HĐQT được thực hiện theo nguyên tắc tập thể, phù hợp với Quy định của pháp luật, Điều lệ và có phân công cụ thể cho các thành viên chuyên trách theo từng lĩnh vực để thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT trước khi HĐQT ra quyết định.

Thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2020, HĐQT đã hoàn thiện hoạt động quản trị phù hợp với Quy chế quản trị Công ty đại chúng, ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản trị.

Thường xuyên xem xét, rà soát đảm bảo các hoạt động của công ty phù hợp với chiến lược phát triển công ty.

CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ban kiểm soát

Các thành viên trong Ban Kiểm soát đã nỗ lực, chủ động giải quyết công việc, đề xuất xử lý các vấn đề trong phạm vi công việc được phân công và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty, quy chế hoạt động Ban Kiểm soát.

Nhằm giúp công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao, Ban Kiểm soát đã xây dựng kế hoạch hoạt động rất sớm làm cơ sở triển khai thực hiện và đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên thông qua.

Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý, điều hành của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Tổng Giám đốc, việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Quy chế, Quy định của Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty đã được Ban Kiểm soát thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và chặt chẽ. Định kỳ hàng quý Ban Kiểm soát đều xem xét, phân tích đánh giá các các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh và thẩm định các báo cáo tài chính Công ty; xem xét các văn bản, Quy chế trình HĐQT phê duyệt, chấp thuận; giám sát công tác xây dựng và triển khai định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh thông qua việc tham dự các cuộc họp xây dựng và triển khai; thực hiện kiểm tra hoạt động tại một số Ban chức năng, đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên của Công ty; giám sát việc thực hiện kiến nghị các đoàn thanh tra, kiểm tra, của đơn vị cấp trên; tham gia các đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng Quản trị, các cuộc họp giao ban và các cuộc họp khác của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC). Qua đó, Ban Kiểm soát đã có những đánh giá cụ thể về kết quả đạt được của đơn vị, chỉ ra những thiếu sót, hạn chế và cảnh báo những rủi ro, đồng thời có những góp ý, kiến nghị những giải pháp đến Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (TGĐ) công ty trong công tác quản lý, điều hành của Công ty.

Với công tác kiểm tra, giám sát như trên, trong năm 2020, Ban Kiểm soát đã hoàn thành tốt kế hoạch hoạt động đã được ĐHĐCĐ thông qua.

báo cáo Quản trị rủi ro

Với mong muốn tiên phong dẫn đầu, vị thế thương trường như Đạm Cà Mau, thì thử thách trên đường tiến lên càng phải nỗ lực. Để có thể chủ động quản trị, sản xuất kinh doanh luôn phải đặt ra nhiều kịch bản rủi ro để kiểm soát. Chúng tôi đặc biệt chú trọng công tác QTRR cho toàn hệ thống. Trong năm 2020, việc đồng loạt triển khai công tác này theo đặc trưng hoạt động đã cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua tỷ lệ thành công nâng cao, giảm thiểu rủi ro đáng kể dù tình hình thị trường nhiều bất lợi.

CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Vận hành không tách rời giám sát và kiểm tra. Hành động này định kỳ theo quý để PVCFC chủ động rà soát, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, kịp thời xác lập phương án xử lý một cách chính xác. PVCFC đã cụ thể hóa việc kiểm soát bằng ban hành áp dụng bộ chỉ số cảnh báo KRI. Căn cứ vào đây, công tác đo lường, theo dõi và cảnh báo rủi ro có thể đạt độ chuẩn xác và hiệu quả cao.

Sự gắn bó và sâu sát sẽ đưa đến sự thấu hiểu sâu sắc. PVCFC phát huy thế mạnh công nghệ thông tin để tự nghiên cứu, xây dựng thành công phần mềm QTRR cho chính hệ thống của mình. Quý I năm 2020 bước đầu đưa vào sử dụng, hoạt động này đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của hệ thống quản trị.

NHẬN ĐỊNH RỦI RO CHÍNH

Rủi ro sản xuất

Chúng ta biết rằng năm 2019 đặt ra khó khăn mặt thiếu hụt nguồn khí. Việc sâu sát tình hình, phân tích cơ hội và dự đoán rủi ro đã phải luôn cần kíp, liên tục. Bên ngoài, chúng tôi đẩy mạnh đàm phán với đối tác chiến lược, song song đề xuất cơ chế phù hợp trong thời gian tiếp theo để đảm bảo đủ cho hoạt động sản xuất. Bên trong là nỗ lực duy trì ổn định nguồn khí bằng công tác chuyên môn. Xem Thêm >>

Rủi ro đế từ nhà cung cấp

Hệ thống phân phối kinh doanh không chỉ mặt hàng của Công ty mà nhiều sản phẩm của đơn vị khác, thậm chí nhập khẩu hoặc xây dựng nhãn hàng riêng làm mức độ cạnh tranh tại thị trường, tại chính điểm bán càng khốc liệt và khó kiểm soát.

Rủi ro đến từ đối thủ trực tiếp

Các sản phẩm phân bón đa phần không chênh lệch về chất lượng, đa số là phù thuộc vào mức độ tin tưởng thương hiệu, chính sách bán hàng và chương trình tiếp thị. Hiện nay, các chính sách, chương trình sao chép nhau khá nhiều, các sản phẩm cũng ra tương tự nhau nên việc tạo ra sự khác biệt, độc đáo để xâm nhập thị trường rất khó, dễ bị đối thủ sao chép làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Rủi ro từ các sản phẩm thay thế

Hiện nay do thị trường cung lớn hơn cầu nhiều, khả năng giao thương thuận lợi nên lợi thế về Urê hạt đục, sản phẩm khác cho khu vực ĐBSCL không còn nhiều vì các sản phẩm nhập khẩu tương tự rất nhiều, chất lượng tốt, giá cũng cạnh tranh nên khó để duy trì vị thế tại thị trường

TỔNG KẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Hệ thống QTRR thật sự đã trở thành một phần thiết yếu trong từng hoạt động của PVCFC. Phát huy thành tựu đã có, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống này theo khung COSO-ERM một cách toàn diện, nhất quán với chiến lược và văn hóa rủi ro. Đó chính là giúp đội ngũ lãnh đạo chúng tôi tập trung thiết lập chính sách, xác định trọng tâm, cơ chế điều hành, cải thiện các công cụ định lượng rủi ro, tăng cường trách nhiệm quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tăng cường các biện pháp để nhận diện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, các thay đổi danh mục và sẵn sàng hành động để ứng phó với các tình huống rủi ro cho toàn hệ thống.

Trong năm 2022, PVCFC sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống QTRR với nhiệm vụ:

  • Bổ sung và hoàn thiện bộ chỉ số cảnh báo rủi ro (KRI) phù hợp với các rủi ro phải đối mặt trọng thời gian tới.
  • Đưa phần mềm QTRR do PVCFC tự xây dựng vào sử dụng chính thức.
  • Rà soát, cập nhật hệ thống tài liệu của QTRR cho giai đoạn tới theo hướng áp dụng Công nghệ thông tin vào quản lý hệ thống trên phần mềm QTRR.
  • Liên tục rà soát, nhận diện, đánh giá và quản lý danh mục rủi ro, hành động ứng phó kịp thời.

ĐIỂM SÁNG TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Xác định hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kể từ năm 2017, PVCFC đã có sự chuẩn bị cho chiến lược chuyển đổi số với dấu ấn quan trọng là thành lập Ban Dự án Big data và ghi nhận nhiều kết quả tích cực, đặc biệt nhất có thể kể đến là sự đột phá và thành công vượt trội trong năm 2020.

Chiến lược chuyển đổi số đã giúp PVCFC từng bước chuẩn hóa quy trình quản trị theo hướng hiện đại, triển khai và áp dụng các giải pháp quản trị tiên tiến hàng đầu thế giới, cùng với đó đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ và kỹ thuật của PVCFC cũng được đào tạo, chuyển giao công nghệ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chủ động tiếp nhận công nghệ, làm chủ công nghệ, quản trị vận hành và sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin đã được đầu tư theo chiến lược chuyển đổi số.

Trải qua nhiều năm ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số tại PVCFC đã đạt được một số thành tựu đáng kể, điển hình như: Từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều có tư duy chuyển đổi số; Các thông tin được ghi nhận, xử lý chính xác, kịp thời, tin cậy; Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin theo đúng quy định của công ty đại chúng, của các cơ quan quản lý Nhà nước; Góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí, gia tăng năng suất lao động; Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; Quản trị được kênh phân phối; Gia tăng tính cạnh tranh và mang đến nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.

NHIỀU ỨNG DỤNG Công nghệ thông tin ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỰC TIỄN
Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Là một trong những đơn vị tiên phong trong Tập đoàn đưa dự án Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) vào triển khai và đã chính thức goline 01/01/2016 với các phân hệ chính: SD, MM, WM, PP, FICO… Vượt qua nhiều khó khăn giai đoạn đầu, hệ thống ERP đã trở thành hệ thống nền tảng được ứng dụng sâu rộng và đồng bộ trong nhiều bộ phận phòng ban, tối ưu nguồn nhân lực của Công ty, nâng cao hiệu quả, hiệu suất xử lý công việc hàng ngày.

Hệ thống Quản trị văn bản chỉ đạo điều hành (E-Office)

Bộ ứng dụng E-Office với đầy đủ các chức năng của một văn phòng số như: Quản lý văn bản, quản lý công việc, lịch làm việc, danh bạ, thanh toán, tạm ứng NCC, Booking tài nguyên hệ thống… Đặc biệt, PVCFC là đơn vị đi đầu trong ứng dụng chữ ký điện tử. Hiện nay, trên 90% các văn bản, chứng từ nội bộ áp dụng chữ ký điện tử để phê duyệt, mang lại hiệu quả một cách rõ rệt.