BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN: PVCFC

đường lối kiên định

Luôn vững vàng
Trước mọi thử thách

BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Thế giới bước vào năm 2022 với niềm hy vọng về một cuộc sống “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19 nhưng rất nhanh sau đó phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt mang tới nhiều thách thức cho thị trường phân bón trên toàn cầu. Những biến động liên tục về giá cả, nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ đã ảnh hưởng đến các quốc gia ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy vậy giá phân bón duy trì ở mức cao cũng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trên thế giới và tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, kinh tế nước ta trong năm qua đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển và gặt hái nhiều thành công. Trong bối cảnh chung ấy, bằng chiến lược “Thích ứng linh hoạt - Đổi mới sáng tạo”, PVCFC đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh chủ động, linh hoạt, đổi mới, nhằm tận dụng các cơ hội, tháo gỡ các khó khăn, tăng trưởng bứt phá với những kết quả sản xuất, kinh doanh đáng tự hào. Cụ thể:
1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Trong năm 2022, PVCFC đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, đặc biệt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, ghi nhận ở mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Sản lượng Urê sản xuất mức
918,08
nghìn tấn
thực hiện
102%
139%
so với kế hoạch
Sản lượng NPK sản xuất mức
115,03
nghìn tấn
Sản lượng Urê tiêu thụ mức
844,08
nghìn tấn
thực hiện
113%
218%
so với kế hoạch
Sản lượng NPK tiêu thụ mức
83,67
nghìn tấn
Tổng doanh thu hợp nhất đạt
16.240,76
tỷ đồng
thực hiện 112% so với kế hoạch, vượt mức
doanh thu chỉ tiêu năm 2025 dự kiến ở mức
15.000 tỷ đồng.
LNTT hợp nhất đạt
4.596,31
tỷ đồng
thực hiện
235%
237%
so với kế hoạch
LNST hợp nhất đạt
4.321,08
tỷ đồng
1.2 Công tác quản lý vận hành sản xuất
Nhà máy duy trì vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả. Vào ngày 22/11/2022 Nhà máy Đạm Cà Mau đã cán mốc 9 triệu tấn sản lượng Urê sau hơn 10 năm vận hành thương mại.
Năm 2022, Nhà máy tiến hành trung tu (2 năm/1 lần) với hơn 3.000 hạng mục thiết bị trong đó có 13 hạng mục cải hoán tối ưu hóa. BDTT năm 2022 diễn ra tâm thế khẩn trương, chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các giải pháp, phương án thực hiện, BDTT diễn ra trong 18 ngày (bao gồm cả dừng và chạy lại máy) tiết kiệm được 18 giờ so với kế hoạch. Sau BDTT công suất nhà máy đạt 115% so với thiết kế, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Với những nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp vận hành an toàn - chất lượng - tiến độ - hiệu quả cùng với việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Nhà máy Đạm Cà Mau đã được Nhà bản quyền công nghệ hàng đầu thế giới Haldor Topsoe công nhận “Top 10% Nhà máy tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” và Nhà bản quyền TOYO Engineering Company (TEC) cấp chứng chỉ về kỷ lục duy trì vận hành phân xưởng Tạo hạt theo công nghệ hạt đục của TOYO, với 45 ngày vận hành liên tục và ổn định.
Hoạt động tối ưu hóa vẫn được PVCFC xác định là một mũi chiến lược quan trọng nhằm gia tăng thêm sản lượng, tối ưu nguồn nguyên nhiên liệu, cải tiến chất lượng sản phẩm. Trong năm, PVCFC đang triển khai 10 hạng mục cải tiến tối ưu hóa như: tách lỏng nguồn khí đầu vào, tối ưu hoạt động của xúc tác, thiết bị, thu hồi thêm năng lượng từ các dòng khí thải... giúp hiệu suất làm việc của thiết bị, tăng công suất, tăng sản lượng, tiết giảm tiêu hao khí. Giá trị làm lợi hơn 209 tỷ đồng.​​
Hoạt động dịch vụ trong ngành được PVCFC chú trọng và đẩy mạnh, trong đó ký hợp tác với PVD Tech nhằm nâng cao chất lượng nhân lực bảo dưỡng sửa chữa, phát triển toàn diện dịch vụ bảo dưỡng ở tầm cao mới cũng như nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thuộc thế mạnh của từng bên. Trong năm PVCFC luân phiên cử cán bộ thuộc các mảng (điều khiển, điện, cơ khí) tham gia dịch vụ hỗ trợ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, Đạm Ninh Bình, Lọc dầu Nghi Sơn, Vũng Áng... và đã có ghi nhận doanh thu từ mảng dịch vụ.
Tổng giám đốc PVCFC trong sự kiện Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản lượng 9 triệu tấn Urê
1.3 Công tác quản lý kinh doanh - tiếp thị truyền thông
Năm 2022 giá phân bón ghi nhận ở mức tăng cao kỷ lục nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên việc giá bán tăng cao trong thời gian dài đã dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ phân bón, ước tính nhu cầu nội địa trong năm giảm khoảng 20 - 30% tùy vào từng khu vực. Lượng tiêu thụ thấp hơn nhiều so với cùng các năm đã khiến công tác tiêu thụ nội địa đứng trước những khó khăn, thách thức mới.
Đánh giá được tình hình đó, PVCFC đã có những giải pháp thích ứng linh hoạt, một mặt luôn đảm bảo nguồn hàng cho thị trường trong nước, mặt khác thúc đẩy công tác xuất khẩu nhằm giảm áp lực tồn kho, gia tăng thị phần, sức ảnh hưởng tại các thị trường khác như Ấn Độ, Pháp, Mexico, Croatia, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan… Đánh giá chung về mặt thị phần Urê Cà Mau, PVCFC vẫn duy trì và giữ vững thị phần Urê Cà Mau tại thị trường mục tiêu (Tây Nam Bộ, Campuchia, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và thị trường Miền Trung, Miền Bắc). Năm 2022 đồng thời cũng ghi nhận sản lượng xuất khẩu của PVCFC ở mức cao kỷ lục với 410 nghìn tấn (chiếm 50% sản lượng tiêu thụ) và đem về kim ngạch xuất khẩu 260 triệu USD.
Do cách thức tiếp cận thị trường có nhiều đổi mới, trong năm PVCFC đã triển khai tốt công tác quản lý kinh doanh và tiếp thị truyền thông, bao gồm:
Đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu trong công tác tiêu thụ các sản phẩm NPK và hữu cơ vi sinh theo chiều hướng giảm mức độ tập trung nguồn lực vào kênh phân phối, đẩy mạnh đầu tư nguồn lực cho người tiêu dùng cuối cùng trên nền tảng số hóa các hoạt động kinh doanh và tiếp thị truyền thông. Do đó năm 2022, PVCFC đã xâm nhập thị phần cho sản phẩm NPK Cà Mau một cách ấn tượng với hơn 80 nghìn tấn tiêu thụ cho năm đầu tiên vận hành thương mại.
Ứng dụng tối đa các nền tảng số trong công tác bán hàng và tiếp thị truyền thông trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không tương tác trực tiếp được với khách hàng. Các nền tảng đã và đang khai thác như ERP, Eoffice, DMS, CRM, app 2Nông,… đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc đảm bảo các hoạt động kinh doanh và tiếp thị truyền thông được thông suốt, tiết kiệm chi phí.
1.4 Hoạt động đầu tư xây dựng
Các kỹ sư đang giám sát chuyên môn tại Nhà máy
Tổng giá trị thực hiện đầu tư năm 2022 là
85,78
tỷ đồng
đạt
96%
kế hoạch năm
Trong năm 2022, Công ty đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng 02 dự án là Dự án Sản xuất Phân bón Phức hợp từ Urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm và Dự án Cải hoán và cung cấp CO2 thô tại Nhà máy Đạm Cà Mau. Ngoài ra, Công ty cũng triển khai một số dự án khác như: Dự án Mở rộng Mái che mưa cho hệ thống xuất sản phẩm Nhà máy Đạm Cà Mau; Dự án kho chứa nguyên liệu; Dự án Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
1.5 Các hoạt động quản lý khác
Công tác quản trị
PVCFC đã thực hiện việc nâng cấp hệ thống quản trị, cả về “phần cứng” lẫn “phần mềm” theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Lấy hoạt động Đổi mới - Sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình kinh doanh làm trọng tâm; Định hướng mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và tự doanh; Chuyển bước “Phát triển Văn hóa doanh nghiệp”, mở rộng tạo hệ sinh thái cộng đồng phát triển tại địa phương. Cụ thể như sau:
  • Lựa chọn giải pháp của Microsoft Azure để xây dựng cơ sở dữ liệu Data Warehouse phục vụ cho toàn Công ty; công cụ Power BI phục vụ công tác quản trị; giải pháp Pi System-OSIsoft để xây dựng hệ thống thông tin vận hành sản xuất và xây dựng hệ sinh thái các công nghệ phục vụ công tác kinh doanh.
  • Triển khai dự án tăng cường năng lực quản trị Công ty: Thành lập Ban dự án điều phối thực hiện các khuyến nghị của IFC:
(i)
Cam kết Công ty áp dụng các thực tiễn Quản trị Doanh nghiệp tốt.
(ii)
Xây dựng và công bố Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Kinh doanh.
(iii)
Cải thiện việc công bố thông tin trong Báo cáo thường niên để thể hiện cam kết của Công ty đối với tiêu chí bền vững. (ESG)
(iv)
Chính sách quản trị quyền lợi các bên liên quan
(v)
Xây dựng kế hoạch triển khai dự án thúc đẩy bình đẳng giới tại PVCFC.
Công tác tổ chức quản lý, văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa PVCFC hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của Công ty. Trải qua quá trình kiến tạo văn hóa nền tảng bằng 7 Habits, lấy con người làm trọng tâm, PVCFC ngày càng cho thấy sự đúng đắn khi lựa chọn hệ giá trị cốt lõi 7 thói quen hiệu quả để vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Với nền tảng văn hóa bền vững bao gồm giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh, hành vi và thái độ của CBCNV đối với nhau và đối với khách hàng, PVCFC đã vượt qua mọi khó khăn thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2022, PVCFC tiếp tục đào tạo nhắc lại cho Lãnh đạo và quản lý cấp trung về 7 Habits và đào tạo bổ sung cho CBCNV mới; Tổ chức các chương trình đào tạo kết hợp hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Thích ứng Linh hoạt” nhằm tạo sự gắn kết, thấu hiểu và chia sẻ với nhau trong công việc.
Ban Lãnh đạo PVCFC trong ĐHĐCĐ năm 2022
Công tác tái cấu trúc
PVCFC chủ động chuẩn bị các công việc cần thiết nâng cao giá trị sử dụng vốn, tài sản: Hoàn thiện các thông tin về PVCFC để công bố, thu hút Nhà đầu tư nước ngoài trên không gian số; thông qua các nhà tư vấn nước ngoài để tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng; cập nhật kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, xây dựng hoàn thiện chiến lược phát triển đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 với các mục tiêu phát triển phù hợp với những biến động của tình hình kinh tế cùng với sự chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số... nhằm tăng năng lực cạnh tranh và giá trị thị trường của PVCFC, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới, thu hút nhà đầu tư, triển khai công tác thoái vốn PVN tại PVN.
Các hoạt động quản lý khác
Công tác nghiên cứu và phát triển
PVCFC liên tục nghiên cứu & nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nền nông nghiệp
  • Hoàn thành bước nghiên cứu đánh giá khảo nghiệm nhóm cây trồng phù hợp với đặc tính sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây lúa trên đất phù sa, đất nhiễm mặn, đã đưa vào nhóm công thức để sản xuất và kinh doanh; Nghiên cứu thành công 2 chế phẩm ANRD-02 và NEB+ trên cây trồng, đồng ruộng, bổ sung vào bộ công thức các sản phẩm đăng ký sản xuất lưu hành.
  • Xây dựng bản đồ độ phì nhiêu đất và khuyến cáo phân bón cho lúa và cây ăn trái theo vùng sinh thái ở vùng ĐBSCL; Nghiên cứu các dòng phân bón phù hợp và giải pháp dinh dưỡng cho cây ăn quả (xoài, sầu riêng, bưởi, mít) vùng sinh thái đất phèn Đồng Tháp Mười để tư vấn cho người dân về nhóm cây trồng và phân bón phù hợp từng vùng.
  • Tiếp tục phối hợp các đối tác trong và ngoài nước: Các Viện thành viên của Viện KHCN Việt Nam; Đại Học Cần Thơ; Viện Dầu khí Việt Nam; Viện Sinh học Nhiệt Đới; Công ty Agmor Inc (Mỹ), Nhà bản quyền Neb26… nhằm nghiên cứu, phát triển dòng phân bón NPK bổ sung các chất nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bao gồm các chất có hoạt tính sinh học, vi sinh vật phân giải lân, chất ức chế nitrate hóa.
  • Ngoài ra sau khi thực hiện bổ sung Trung tâm nghiên cứu tại Long An, PVCFC tập trung định hướng hoạt động, quy hoạch và phân khu để tiến hành canh tác, khảo nghiệm đảm bảo khai thác hiệu quả.
Công tác quản lý chi phí, tiết kiệm/tiết giảm
PVCFC thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp tối ưu tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất của nhà máy, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm thông qua việc giao kế hoạch chi phí chi tiết đến từng bộ phận để làm cơ sở kiểm soát, đánh giá việc thực hiện, sử dụng chi phí hợp lý.
Trong năm 2022 tổng số tiền tiết kiệm/tiết giảm được
135,05
tỷ đồng
đạt
243%
kế hoạch năm
Trong đó tiết kiệm định mức nguyên nhiên vật liệu, năng lượng là
116,56 tỷ đồng
Quản lý, bán hàng, sản xuất chung là
18,12 tỷ đồng
Quản lý đầu tư xây dựng là
0,37 tỷ đồng
Tổng Giám Đốc PVCFC tiếp kiến Đồng Chí Trần Quốc Vượng ghé thăm Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau
Những tiến bộ đạt được trong năm
Với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón cùng sứ mệnh của người tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cây trồng trên hành trình phát triển bền vững, dấu ấn của PVCFC trong những năm qua tiếp tục được phát huy hiệu quả trong năm 2022 cùng các thành tựu điển hình như sau:
Thành tựu trong vận hành sản xuất và kinh doanh
Năm 2022 khép lại cùng những kết quả SXKD ghi nhận ở mức kỷ lục chưa từng có của PVCFC bao gồm:
Tổng doanh thu đạt 16.240,76 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021, vượt mức doanh thu chỉ tiêu năm 2025 dự kiến ở mức 15.000 tỷ đồng.

Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc 9 triệu tấn sản lượng Urê sau hơn 10 năm vận hành thương mại. Nhà máy NPK cán mốc hơn 115 nghìn tấn sản lượng NPK trong năm đầu tiên sản xuất thương mại.
Đội ngũ CBCNV PVCFC trong ngày lễ kỷ niệm 12 năm thành lập Công ty
Công tác mở rộng thị trường và xuất khẩu của PVCFC cũng gặt hái được nhiều thành công với việc
PVCFC chính thức có mặt ở
14
quốc gia khác nhau
Sản lượng xuất khẩu lần đầu đạt
410
nghìn tấn
(chiếm 50% sản lượng tiêu thụ)
đóng góp doanh thu
260
triệu USD
tương đương khoảng
6.200
tỷ đồng
Thành tựu trong ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số
Đội ngũ CBCNV PVCFC trong sự kiện đào tạo chuyển đổi số 2022
Chuyển đổi số luôn là mục tiêu chiến lược của PVCFC.

Đến nay có thể khẳng định PVCFC là đơn vị tiên phong về chuyển đổi số trong ngành phân bón, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học vào mọi mặt hoạt động của Công ty bao gồm sản xuất kinh doanh, vận hành, quản trị doanh nghiệp, tiếp thị - truyền thông…

Trong tương lai, PVCFC cũng hướng đến trở thành một doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao - đón đầu xu thế và dẫn đầu thị trường.
  • Về vận hành sản xuất, trong năm 2022, PVCFC vinh dự được Nhà bản quyền Toyo (Nhật Bản) trao chứng nhận thành tích cho công trình sửa chữa, cải tạo thành công hệ thống tạo hạt xưởng Urê. Đặc biệt với việc duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục 45 ngày (giai đoạn từ ngày 07/02/2022 đến 23/03/2022), PVCFC trở thành Công ty duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục, ổn định lâu nhất tại các nước nhiệt đới sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi của Toyo.
  • Cũng trong năm, Nhà máy Đạm Cà Mau được Nhà bản quyền hàng đầu châu Âu Haldor Topsoe lựa chọn là một trong “Top 10% Nhà máy có mức tiêu hao năng lượng thấp nhất thế giới” và thuộc nhóm 10% ít ỏi các nhà máy có công suất cao toàn cầu.
PVCFC vinh dự được Nhà bản quyền Toyo (Nhật Bản) trao chứng nhận thành tích cho công trình sửa chữa, cải tạo thành công hệ thống tạo hạt xưởng Urê.
  • Trong công tác quản trị, PVCFC đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng thành tựu 4.0 để chuẩn hóa quy trình, đồng nhất dữ liệu, kết nối vững chắc giữa các đơn vị nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty.
  • Trong năm 2022, Công ty đã triển khai ứng dụng chữ ký điện tử cho tất cả CBCNV, các quy trình được số hóa linh động, các hệ thống ứng dụng khác như: quản lý nhân sự, quản trị rủi ro, quản trị văn phòng, hội thảo trực tuyến, kết nối doanh nghiệp và người lao động… đều được thực hiện rất chuyên nghiệp, khoa học, tối ưu mục tiêu mà Công ty đặt ra cho từng hạng mục.
Giai đoạn 2023 - 2025 PVCFC tiếp tục kiện toàn, xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin; ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Machine Learning… để tự động hóa công việc phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, năng lực cạnh tranh vì một sự phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn của Công ty.
Tình hình tài chính
Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tình hình tài sản
Cơ cấu tài sản
2021
2022
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tiền và các khoản tương đương tiền
427,65
3,86%
2.125,63
15,00%
Hàng tồn kho
2.204,08
19,91%
2.282,53
3,86%
Tài sản cố định
3.405,62
30,76%
2.206,85
15,58%
Tài sản khác
5.034,77
45,47%
7.551,85
53,31%
Cộng tài sản
11.072,12
100%
14.166,86
100%
Tổng tài sản hợp nhất của PVCFC tại thời điểm 31/12/2022 là 14.166,86 tỷ đồng, tăng 3.094,74 tỷ đồng so với đầu năm 2022, bao gồm: tài sản ngắn hạn là 11.624,19 tỷ đồng, tăng 4.347,90 tỷ đồng so với đầu năm 2022; tài sản dài hạn là 2.542,67 tỷ đồng, giảm 1.253,16 tỷ đồng so với đầu năm 2022.
Tình hình nguồn vốn
Cơ cấu tài sản
2021
2022
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Nợ phải trả ngắn hạn
3.186,61
28,78%
2.874,43
20,29%
Nợ phải trả dài hạn
407,41
3,68%
686,98
4,85%
Vốn chủ sở hữu
7.478,10
67,54%
10.605,45
74,86%
Cộng nguồn vốn
11.072,12
100%
14.166,86
100%
Vốn chủ sở hữu của PVCFC tại thời điểm 31/12/2022 là 10.605,45 tỷ đồng, tăng 3.127,35 tỷ đồng so với thời điểm 01/01/2022 nhờ có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình nợ phải trả
Tổng nợ phải trả của Công ty tại 31/12/2022
3.561,41
tỷ đồng
giảm 32,61 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm tập trung chủ yếu ở chỉ tiêu nợ ngắn hạn.
Phải trả người bán ngắn hạn 1.028,47 tỷ đồng, trong đó: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 529,07 tỷ đồng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 57,83 tỷ đồng, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam 24,57 tỷ đồng, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP - Chi nhánh Kinh doanh Hóa chất Dầu khí 23,73 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu khí Việt Nam 20,71 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Vận tải Thuận Phát 17,81 tỷ đồng, các đối tượng khác 354,75 tỷ đồng.

Phải trả ngắn hạn khác 304,14 tỷ đồng chủ yếu là các khoản chênh lệch giá trị tiềm năng phát triển, quỹ thưởng an toàn, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, chi phí hoa hồng cho bán hàng, kinh phí công đoàn, chi phí an sinh xã hội, trả Ban Quản lý Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau…
Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý
Ban Lãnh đạo PVCFC trong buổi làm việc định kỳ tại trụ sở Công ty
Trong năm 2022, Công ty đã thực hiện một số cải tiến thuộc lĩnh vực tiền lương, chế độ chính sách phục vụ cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty như: Dự thảo sửa đổi và ban hành Quy chế Quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi; Chính sách nhân viên của Công ty; Rà soát Quy định trả lương trả thưởng đối với chức danh Quản lý khu vực, quản lý khách hàng của Ban Kinh doanh và ban hành áp dụng từ tháng 01/2023.
Ngoài ra, Công ty cũng ban hành Bộ Quy tắc Ứng xử Kinh doanh - được xem là một bước tiến lớn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của PVCFC, là cơ sở để PVCFC xây dựng các chương trình, chính sách cũng như ra quyết định nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn của Công ty. Việc áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử vào thực tế hàng ngày cũng giúp PVCFC hướng tới các tiêu chuẩn quản lý cao hơn và định hướng cho đội ngũ CBCNV ứng xử và tương tác chuyên nghiệp hơn, góp phần hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững cho PVCFC.
Kế hoạch phát triển năm 2023
Bước sang năm 2023 với dự báo nhiều khó khăn, thách thức cho cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau tiếp tục đặt ra kế hoạch 2023 với các nhóm nhiệm vụ mục tiêu, giải pháp như sau:
Nhóm các mục tiêu
Nhóm mục tiêu tối ưu hóa hoạt động của Nhà máy
  • Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau đảm bảo hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất. Phấn đấu sản lượng Urê quy đổi đạt 950 nghìn tấn, sản lượng NPK đạt 200 nghìn tấn.
  • Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục cải hoán, tối ưu hóa, nâng cao công suất, nâng cao hiệu suất, tạo thêm giá trị.
  • Cải tiến, đa dạng hóa sử dụng nguồn nguyên liệu, nâng cao công suất, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng khác biệt của phân xưởng NPK.
Nhóm mục tiêu của hoạt động kinh doanh
  • Tiếp tục triển khai chính sách bán hàng chủ động ở các khu vực phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể, đặc biệt tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu tại các thị trường mục tiêu.
  • Phát triển nâng cao thị phần tại Đông Nam Bộ & Tây Nguyên, Campuchia.
  • Hoàn thành chiến lược phát triển thương hiệu, triển khai phát triển cho các nhóm sản phẩm, ngành hàng; hoàn thành chuyển đổi nhận diện thương hiệu Phân Bón Cà Mau.
  • Mở rộng nguồn cung nguyên liệu, sản phẩm phân bón nhập khẩu và tham gia kinh doanh phân bón quốc tế.
Nhóm mục tiêu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
  • Hoàn thành đưa TTNCPT Thạnh Hóa vào hoạt động bước 1; tái cấu trúc, nâng cao năng lực hoạt động R&D.
  • Nghiên cứu nhóm các sản phẩm NPK hòa tan, Phân bón lá.
  • Xác lập lựa chọn công nghệ, sản phẩm hữu cơ vi sinh, đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư.
  • Hợp tác, phát triển các Giải pháp canh tác Nông nghiệp Công nghệ cao cho rau màu, cây ăn quả.
Nhóm mục tiêu hợp tác đầu tư mở rộng kinh doanh
  • Đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện hạ tầng phục vụ hoạt động công tác logistic và tự doanh của Công ty.
  • Nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư với Nhà đầu tư nước ngoài về Nhà máy lên men vi sinh và các chế phẩm lên men vi sinh.
  • Nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất Urê từ nguồn khí Petronas.
  • Đầu tư bước đầu trong mảng khí công nghiệp, tìm hiểu các công nghệ sản xuất và hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án sản xuất khí công nghiệp (Nitơ, Argon) và CO2 thực phẩm.
Nhóm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
  • Hoàn thành xây dựng khung năng lực nhân sự, bước đầu áp dụng lương 3P.
  • Tiếp tục đào tạo, nâng cấp, sử dụng đội ngũ chuyên gia; Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, nguồn lực, hoạt động bảo dưỡng sửa chữa và mở rộng cung cấp dịch vụ ra bên ngoài.
  • Xây dựng nhánh nhân sự nghiên cứu phát triển cho phần công nghiệp hóa chất và điều khiển - tự động hóa.
  • Đào tạo, sàng lọc, luân chuyển Cán bộ cấp trung, giao nhiệm vụ, vai trò trong các kế hoạch, hoạt động triển khai chiến lược phát triển của Công ty.
  • Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho CBCNV.
Nhóm mục tiêu chuyển đổi số
  • Đầu tư giai đoạn 1 xây dựng cơ sở dữ liệu Data Warehouse và hình thành hệ thống Data Analytics: Hoàn thành triển khai xây dựng hệ thống Data Platform; Hoàn thành xây dựng Hệ thống báo cáo phân tích thông minh giai đoạn 1 gồm Sale và Inventory.
  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống SAP ERP, DMS, PI Osisoft: Hoàn thành triển khai nghiệp vụ Quản lý nhân sự (HRM); Hoàn thành triển khai kết nối các hệ thống với SAP ERP (gồm DMS, Pi System...); Hoàn thành triển khai hệ thống PI Osisoft (quản lý sản xuất EPMS).
  • Triển khai nâng cấp An ninh mạng toàn diện trong toàn Công ty.
Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của PVCFC
Chỉ tiêu sản lượng
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2023
1
Sản lượng sản xuất
1.1
Urê quy đổi
Nghìn tấn
882
Trong đó: Các sản phẩm từ gốc Urê
Nghìn tấn
100
1.2
NPK
Nghìn tấn
160
2
Sản lượng kinh doanh
2.1
Urê
Nghìn tấn
760
2.2
Các sản phẩm từ gốc Urê
Nghìn tấn
100
2.3
NPK
Nghìn tấn
160
2.4
Phân bón tự doanh
Nghìn tấn
211
Kế hoạch tài chính
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2023
I
Chỉ tiêu tài chính (Công ty hợp nhất)
1
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
13.458,5
2
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
1.460,5
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
1.383,1
II
Chỉ tiêu tài chính (Công ty mẹ)
1
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
13.455,5
2
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
1.458,2
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
1.381,7
4
Tỷ lệ chia cổ tức/Vốn điều lệ
%
16
III
Đầu tư XDCB và MS TTB
1
Tổng mức đầu tư
Tỷ đồng
275,2
-
Đầu tư XDCB và Mua sắm TTB
Tỷ đồng
275,2
-
Đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên
Tỷ đồng
2
Nguồn vốn đầu tư
Tỷ đồng
275,2
-
Vốn Chủ sở hữu
Tỷ đồng
85,7
-
Vốn vay và khác
Tỷ đồng
189,5
Bước sang năm 2023 với dự báo nhiều khó khăn, thách thức cho cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau tiếp tục đặt ra kế hoạch 2023 với các nhóm nhiệm vụ mục tiêu, giải pháp như sau:
Kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn
Trong năm 2023, PVCFC có 2 dự án chuyển tiếp là “Dự án Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Thạnh Hóa - PVCFC” và “Dự án Mở rộng mái che mưa cho hệ thống xuất sản phẩm (02 line xuất hàng A/D)” cùng 2 dự án mới, 8 dự án chuẩn bị đầu tư (có 2 dự án chuẩn bị đầu tư được chuyển tiếp từ năm 2022 là dự án “Trụ sở Trạm liên lạc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh” và dự án “Kho đầu mối Long An”), 1 dự án M&A, cụ thể như sau:
STT
Hạng mục
Mục đích nghiên cứu đầu tư
Ghi chú
1
Trụ sở Trạm liên lạc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Với định hướng phát triển Công ty theo tầm nhìn chiến lược đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực, sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam và Đông Nam Á, PVCFC tiếp tục triển khai tìm kiếm, rà soát nhiều địa điểm để nhận chuyển nhượng mặt bằng/tài sản phục vụ triển khai dự án, hoàn thành mục tiêu đề ra.
2
Dự án sản xuất Hydro xanh (Green Hydro)
Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng của các nguồn nguyên liệu đầu vào của Nhà máy Đạm, góp phần ứng dụng công nghệ xanh vào dây chuyền sản xuất hiện hữu của Nhà máy.
Ghi đầu mục để nghiên cứu thực hiện
3
Nhà máy sản xuất phân bón dạng lỏng và phân bón hòa tan
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phân bón, gia tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng chuỗi giá trị, giảm thiểu rủi ro thị trường và đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu theo chiến lược kinh doanh dài hạn của Công ty.
TMĐT dự kiến: 400 tỷ đồng
4
Dự án sản xuất Khí Công nghiệp
Thực hiện theo mục tiêu chiến lược đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sản xuất, đáp ứng nhu cầu tăng tải xưởng Urea và xưởng Ammonia trong tương lai cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường khí công nghiệp trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn nguyên liệu.
TMĐT dự kiến: 300 tỷ đồng
5
Dự án CO2 thực phẩm
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tối ưu nguồn nguyên liệu và các tiện ích Nhà máy góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
TMĐT dự kiến: 100 tỷ đồng
6
Dự án chuyển đổi nguồn cấp điện cho Nhà máy Đạm Cà Mau
Nâng cao công suất của hệ thống cấp điệnhiện hữu, góp phần chủ động sử dụng các nguồn cung cấp điện với chi phí cạnh tranh phục vụ sản xuất tại Nhà máy Đạm Cà Mau.
TMĐT dự kiến: 100 tỷ đồng
7
Dự án Kho tại khu vực miền Trung
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống kho chứa, giúp Công ty chủ động trong tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tồn trữ - cung ứng hàng hóa, làm đầu mối giao nhận phục vụ thị trường Miền Trung và Tây Nguyên.
TMĐT dự kiến: 200 tỷ đồng
8
Dự án kho bổ sung 12.000 tấn
Hoàn thiện hệ thống kho bãi hậu cần cho Nhà máy Đạm, đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý nguyên liệu sơ bộ, kết hợp bổ sung thêm các thiết bị nạp liệu cho phân xưởng NPK.
TMĐT: 205 tỷ đồng
9
Dự án nhà ở CBCNV
Hoàn thiện cơ sở vật chất, quỹ nhà ở cho CBCNV, tạo điều kiện môi trường sống làm việc tốt nhất cho CBCNV yên tâm công tác, thực hiện tốt công tác an sinh và nhân sự của Công ty.
TMĐT: 145,97 tỷ đồng
10
Dự án M&A
Nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế thị trường về dài hạn đối với các dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao, góp phần gia tăng chuỗi giá trị và doanh thu cho Công ty.
TMĐT dự kiến: 850 tỷ đồng
Báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của Công ty
Đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường
Nhà máy Đạm Cà Mau luôn duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
  • PVCFC hiện đang duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Trong năm 2022, các chỉ tiêu về môi trường đạt theo các Quy chuẩn hiện hành.
  • Cũng trong năm PVCFC đã triển khai quan trắc môi trường theo đúng cam kết đánh giá tác động môi trường. Các thông số xả thải luôn đạt theo các quy định của Pháp luật hiện hành. Đối với chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại) đều được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định.
  • Công ty cũng thực hiện các giải pháp sáng tạo, đổi mới góp phần tiết kiệm điện, nước; sử dụng năng lượng hiệu quả và hợp lý.
điện sử dụng trong năm 2022
166.823.210 Kwh
lượng nước tiêu thụ trong năm 2022
1.147.821 m3
Đánh giá liên quan đến vấn đề người lao động
Công tác nhân sự, tiền lương và chế độ chính sách
  • Số lao động thực hiện năm 2022 là 1.042 người người. Thu nhập bình quân năm 2022 là 36,53 triệu đồng/người/tháng.
  • PVCFC thực hiện chi trả lương, thưởng, phúc lợi và các chế độ chính sách khác phù hợp quy định của Pháp luật, của Tập đoàn và quy định của Công ty cho Người lao động đảm bảo đời sống cho CBCNV Công ty.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
  • Hiểu được sức mạnh của nguồn nhân lực là trọng tâm phát triển của Công ty, PVCFC luôn chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và bối cảnh mới. Trong năm 2022, Công ty đã thực hiện các chương trình đào tạo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, vận hành quản lý, văn hóa doanh nghiệp… cho toàn bộ CBCNV với số lượt đào tạo trong năm là 4.478 lượt, đạt 209% kế hoạch đề ra.
Đánh giá liên quan đến trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương
PVCFC tích cực triển khai các hoạt động an sinh xã hội, phục vụ cộng đồng
Với mục tiêu nhất quán, xuyên suốt là phát triển kinh tế đi đôi với gia tăng phúc lợi và an sinh xã hội, PVCFC thường xuyên thực hiện các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, nuôi dưỡng các giá trị nhân văn, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Trong năm 2022, Công ty đã dành hơn 40 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, tổ chức nhiều chương trình đồng hành cùng bà con nông dân, san sẻ gánh nặng với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các hoạt động giáo dục đào tạo, xây dựng nhà tình nghĩa, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế nông thôn, duy trì và phát huy nét đẹp “tương thân tương ái” trong truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hơn
40
tỷ đồng
cho công tác an sinh xã hội