Báo cáo thường niên: PBCM

BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2021

Năm 2021 đã khép lại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới. Trong nước, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, các chỉ thị về giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, hoạt động của các doanh nghiệp. Trước diễn biến bất thường của môi trường kinh tế xã hội như vậy nhưng với tâm thế chủ động khắc phục các khó khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi, PVCFC đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công tất cả mục tiêu được giao; phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả:

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2020 Năm 2021 Tỷ lệ
Kế hoạch Thực hiện So sánh (%)
A B C 1 2 3 4=3/2 5=3/1
I Chỉ tiêu sản lượng
1 Sản xuất các sản phẩm
- Urê quy đổi Nghìn tấn 934,77 875,49 898,56 103% 96%
Trong đó: -sản phẩm từ gốc Urê Nghìn tấn 35,51 74,30 75,25 101% 212%
- NPK Nghìn tấn 47,87 48,19 101%
2 Tiêu thụ sản phẩm
- Urê quy đổi Nghìn tấn 973,39 765,87 755,50 99% 78%
Sản phẩm từ gốc Urê Nghìn tấn 35,15 62,65 68,42 109% 195%
- NPK Nghìn tấn 47,18 38,39 81%
- Phân bón tự doanh Nghìn tấn 171,48 150,00 161,07 107% 94%
II Chỉ tiêu tài chính hợp nhất
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.700,33 9.168,32 10.041,67 110% 130%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 716,53 924,45 1.956,27 212% 273%
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 662,45 867,50 1.826,12 211% 276%
4 Các khoản nộp NSNN Tỷ đồng 87,09 98,85 222,41 225% 255%
III Chỉ tiêu tài chính công ty mẹ
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 7.663,86 9.132,59 10.056,63 110% 131%
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 714,83 920,66 1.950,55 212% 273%
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 661,56 864,57 1.821,83 211% 275%
4 Các khoản nộp NSNN Tỷ đồng 80,24 91,87 196,77 214% 245%
5 Tỷ suất LNTT/VĐL % 14% 17% 37% 212% 273%
6 Giá trị thực hiện đầu tư Tỷ đồng 112,89 96,84 72,58 75% 64%

Ghi chú: (*) Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 thực hiện theo công bố 2064/PVCFC-IR ngày 27/12/2021 của PVCFC. Các chỉ tiêu này được điều chỉnh thay thế các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được thông qua tại Nghị quyết phiên họp thường niên năm 2021 số 854/NQ-PVCFC ngày 27/04/2021.

Nhận xét:

Về kết quả hoạt động

Tất cả các chỉ tiêu từ chỉ tiêu hợp nhất và Công ty mẹ được ĐHĐCĐ giao đều hoàn thành vượt mức:

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT ĐẠT

898,56

nghìn tấn

Sản lượng sản xuất đạt 898,56 nghìn tấn, đạt 103% kế hoạch, đạt 96% so với cùng kỳ năm 2020. Công ty đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới gốc Urê và NPK với sản lượng đạt lần lượt là 75,25 nghìn tấn và 48,19 nghìn tấn đều vượt 1% so với kế hoạch.

SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ URÊ ĐẠT

755,50

nghìn tấn

Sản lượng tiêu thụ Urê đạt 755,50 nghìn tấn, đạt 99% so với kế hoạch và đạt 78% so với cùng kỳ năm 2020, sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ do năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 4/2021 và các quy định về giãn cách đã hạn chế các hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hóa. Sản lượng tự doanh là 161,07 nghìn tấn đạt 107% kế hoạch và 94% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng doanh thu hợp nhất đạt

10.041,67

tỷ đồng

Tổng doanh thu hợp nhất đạt 10.041,67 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên Công ty hoàn thành chỉ tiêu doanh thu trên 10.000 tỷ đồng với những nỗ lực không ngừng trong việc tiêu thụ cũng như hưởng lợi từ việc giá bán tăng cao.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HỢP NHẤT

1.956,27

tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.956,27 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 1.950,55 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của PVCFC do doanh thu tăng đồng thời Công ty triển khai các hoạt động tối ưu hóa tiết kiệm tiết giảm, sự linh hoạt trong hoạt động quản trị điều hành.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CỦA CÔNG TY

Trách nhiệm của PVCFC với xã hội
  • Ngoài các chương trình an sinh xã hội theo kế hoạch về việc xây dựng cơ sở vật chất cho cộng đồng, PVCFC tham gia ủng hộ và đóng góp tích cực cho hoạt động phòng chống Covid-19 là 28,14 tỷ đồng trong đó: đóng góp 5 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng Covid-19; ủng hộ thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất cho ngành y tế và các địa phương để phòng chống dịch bệnh là 20,64 tỷ đồng; Hỗ trợ người dân Cà Mau ngoài tỉnh về Cà Mau 1 tỷ đồng, ủng hộ quỹ vaccine phòng Covid-19 cho tỉnh Cà Mau 1 tỷ đồng và hỗ trợ nông dân ĐBSCL gặp khó khăn do dịch bệnh 500 triệu đồng.

  • Triển khai chương trình “Cùng nhau san sẻ” tại khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam bộ - Tây Nguyên, để cùng đồng hành với bà con vượt qua những khó khăn trước mắt, khắc phục một phần những thiệt hại vừa qua và để tiếp tục tái đầu tư sản xuất nông nghiệp.

  • Các tổ chức đoàn thể PVCFC đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa thiết thực mang thương hiệu, văn hóa, bản sắc Phân bón Cà Mau như: chương trình làm mới bản thân chào mừng 10 năm thành lập Công ty; phát động và tham gia giải chạy PetroVietnam - Cà Mau 2021 “Bước chạy tương lai - Vươn xa tầm vóc”, Lễ hội bánh dân gian, “Món ngon mùa dịch - Việc nhỏ, việc tử tế”, Bếp 0 đồng, quyên góp ủng hộ bà con từ các tỉnh trở về quê hương Cà Mau.

  • Từ ngày 8/12/2021 Khu nhà ở của CBCNV lần đầu tiên đã xuất hiện một số ca dương tính với Covid-19. Ban chỉ đạo phòng chống Covid phối hợp với CDC Cà Mau tiến hành test nhanh, hướng dẫn cách ly, chăm sóc sức khỏe cho Người lao động giúp cho dịch được kiểm soát nhanh chóng.

Đánh giá của Ban Tổng Giám Đốc liên quan đến các chỉ tiêu môi trường

Công tác an ninh, an toàn, môi trường và phòng chống cháy nổ: Công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật hiện hành và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để kiểm soát công tác môi trường tại Công ty. Các nguồn thải của Nhà máy được kiểm soát chặt chẽ và được giảm thiểu tối đa về số lượng và kiểm soát chất lượng luôn đạt quy định cho phép trước khi thải ra môi trường.

Ngoài quan trắc môi trường định kỳ để kiểm tra chất lượng nước thải, khí thải theo quy định, Công ty còn lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động, liên tục giám sát khí thải, nước thải truyền trực tiếp dữ liệu về Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cà Mau và kết quả không có thông số nào vượt giới hạn cho phép. Đối với chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại) đều được phân loại, thu gom và xử lý đúng quy định.

Hồ sen xử lý nước thải thuộc khuôn viên Nhà máy Đạm Cà Mau

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2022

Bước vào năm 2022 PVCFC tiếp tục đối diện với những khó khăn thách thức như: Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi tốc độ lây lan nhanh của những biến chủng mới ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; căng thẳng giữa Nga và Ukraine tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu, giá dầu tăng cao, lạm phát, đứt gãy chuỗi logistic, nguồn cung khan hiếm. Với thuận lợi được Tập đoàn tiếp tục hỗ trợ trong việc đảm bảo đủ nguồn cung cấp khí để vận hành ở công suất tối ưu, cùng với nội lực và quyết tâm cao của toàn thể CBCNV, Công ty Cổ phần Phân bón Cà Mau tiếp tục đặt ra kế hoạch 2022 với các chỉ tiêu tương đối thách thức để trình ĐHĐCĐ cụ thể như sau:

Nhiệm vụ chủ yếu
1

Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau, đảm bảo công tác sản xuất các loại sản phẩm hiện tại của Công ty (Urê và NPK) hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất.

2

Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất Urê và NPK.

3

Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất Urê, NPK tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

4

Tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ. Đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu.

5

Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

6

Tạo ra chế phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và chuyên dùng cho cây trồng trên nền Urê/NPK. Có ít nhất 2 chế phẩm được áp dụng trên bộ sản phẩm kinh doanh có hiệu quả.

7

Tiếp tục thực hiện và tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã được Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan Trung ương, địa phương, Tập đoàn ban hành. Thường xuyên cập nhật dự báo diễn biến của dịch bệnh Covid-19, xây dựng kế hoạch thích ứng an toàn, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo phù hợp với chiến lược chuyển trạng thái kinh tế - xã hội của Chính phủ và đặc thù hoạt động của đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

8

Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống ERP, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với công tác triển khai chuyển đổi số và ERP của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

9

Hoàn thiện Hệ thống quản trị theo Thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường của Phân Bón Cà Mau.

10

Phối hợp với PVN để triển khai thực hiện phương án tái cấu trúc PVCFC phù hợp với đề án tái cấu trúc Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

11

Bám sát các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội để sửa đổi Luật 71 năm 2014 về việc đưa mặt hàng phân bón là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

12

Tiếp tục xây dựng văn hóa Công ty tạo môi trường và động lực phát triển bền vững.

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 của PVCFC

Chỉ tiêu sản lượng

STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2022
I Sản lượng sản xuất
1.1 Urê quy đổi Nghìn tấn 860,10
- Trong đó: Các sản phẩm phân bón từ gốc Urê Nghìn tấn 80,00
1.2 NPK Nghìn tấn 80,00
II Sản lượng kinh doanh
2.1 Urê Nghìn tấn 770,27
2.2 Các sản phẩm phân bón từ gốc Urê Nghìn tấn 80,00
2.3 NPK Nghìn tấn 80,00
2.4 Phân bón tự doanh Nghìn tấn 202,00

Kế hoạch tài chính

STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2022
I Chỉ tiêu tài chính (Công ty hợp nhất)
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 9.059,73
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 543,66
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 513,26
4 Nộp NSNN Tỷ đồng 73,92
II Chỉ tiêu tài chính (Công ty mẹ)
1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 6.447,03
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 9.014,56
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 542,11
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 512,41
5 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn CSHCK % 8%
6 Nộp NSNN Tỷ đồng 67,73
7 Đầu tư XDCB và MS TTB
7.1 Tổng mức đầu tư Tỷ đồng 929,96
- Đầu tư XDCB và Mua sắm tài sản, trang thiết bị Tỷ đồng 929,96
- Đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên Tỷ đồng
7.2 Nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 929,96
- Vốn Chủ sở hữu Tỷ đồng 290,67
- Vốn vay và khác Tỷ đồng 639,29
Kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn

Công tác đầu tư năm 2022 tập trung hoàn thiện các dự án chuyển tiếp:

STT Hạng mục Nội dung thực hiện năm 2022
1 Hạng mục cải hoán và cung cấp CO2 thô Hoàn thành chạy thử nghiệm thu quyết toán dự án
2 Trung tâm Nghiên cứu phát triển PVCFC Hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư và thi công một số hạng mục, hạ tầng kỹ thuật

Và trọng tâm là đầu tư “Dự án kho đầu mối Long An”, “Trụ sở Trạm liên lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh” đồng thời tiếp tục nghiên cứu cơ hội đối với các dự án tìm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế khí, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư xây dựng hệ thống số hóa hoạt động quản trị sản xuất, xây dựng Data warehouse cũng như mua sắm vật tư thiết bị đảm bảo nhà máy luôn được duy trì hoạt động an toàn, ổn định, cụ thể:

STT Hạng mục Mục đích nghiên cứu đầu tư
1 Dự án kho đầu mối Long An Hiện nay PVCFC vẫn thực hiện thuê kho chứa hàng và vẫn đang đáp ứng công tác bán hàng với sản lượng như hiện tại. Tuy nhiên theo định hướng chiến lược phát triển, Công ty cần mở rộng công tác sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm như Urê, NPK, Phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh,… và các loại phân bón khác. Như vậy nhu cầu về lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất và sản lượng sản phẩm sẽ tăng cao. Hơn nữa để chủ động, linh hoạt và hiệu quả trong công tác bán hàng, nguyên liệu để sản xuất phải đảm bảo liên tục, ngoài ra còn yếu tố cơ hội, vì vậy PVCFC cần thiết phải có kho để chứa nguyên liệu, sản phẩm.
2 Trụ sở Trạm liên lạc tại thành phố Hồ Chí Minh Với định hướng quy mô phát triển của Công ty theo tầm nhìn chiến lược đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực, sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam và Đông Nam Á, việc xây dựng văn phòng mới hiện đại, tiện ích và xứng tầm của doanh nghiệp hàng đầu là cần thiết xem xét, nghiên cứu và thực hiện đầu tư.
3 Dự án đầu tư nhà máy khí hóa than Thực hiện chiến lược về nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế nguồn khí nguyên liệu hiện hữu của Nhà máy Đạm Cà Mau, với mục tiêu giảm sức ép về nguồn khí, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
4 Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Phân bón hữu cơ là xu hướng tất yếu theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong tương lai theo hướng phát triển bền vững cũng như gia tăng vị thế, thương hiệu, sức cạnh tranh của Công ty.
Giải pháp trọng tâm thực hiện
  • Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để thực hiện các mục tiêu về sản xuất kinh doanh.

  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát mọi mặt để kịp thời khắc phục các tồn tại nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch, chiến lược đề ra.

  • Tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu Data warehouse và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng CNTT.

  • Xây dựng đào tạo đội ngũ dự nguồn cho các vị trí chủ chốt; xây dựng đội ngũ chuyên gia đáp ứng nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Công ty.

  • Tiếp tục xây dựng hoàn thiện đề án tái tạo văn hóa PVCFC.

  • Tập trung chú trọng công tác vận hành giữ vững nhịp độ sản xuất hoạt động của nhà máy đảm bảo sản lượng sản xuất theo kế hoạch đề ra.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu, nâng cấp các phần mềm ứng dụng, tự động hóa cho hoạt động nhà máy; xây dựng logsheet đưa vào phân hệ IMS, tính toán đưa ra các bộ dữ liệu cho thiết bị liên quan công suất, hiệu suất, tình trạng hệ thống, các rủi ro thiết bị để theo dõi hỗ trợ công tác giám sát, quản trị vận hành sản xuất.

  • Tiếp tục mở rộng triển khai các chương trình tối ưu hóa tiết giảm/tiết kiệm so với định mức theo các nhóm năng lượng khí và điện; cải tạo các cụm thiết bị để nâng công suất xưởng Amô và Urê.

  • Tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế khí hiện hữu: nghiên cứu cơ hội các dự án sản xuất khí từ công nghệ khác; phối hợp với PVN về quy hoạch tổng thể nguồn khí dài hạn cho khu vực Tây Nam Bộ.

  • Tiếp tục giữ vững và gia tăng thị trường hiện hữu; xem xét định hướng phát triển dòng sản phẩm Urê màu, các dòng sản phẩm có sự khác biệt,...

  • Tập trung chiếm lĩnh thị trường mục tiêu Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cho NPK Cà Mau; tổ chức công tác thu mua nguyên liệu sản xuất NPK và bố trí công tác logistics hiệu quả.

  • Nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo từng quy mô và đối tượng cây trồng tập trung cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

  • Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tập trung cho bộ nhận diện Phân bón Cà Mau, bao gồm các nhóm phân Đạm Cà Mau, phân phức hợp NPK, phân bón hữu cơ vi sinh.

  • Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh (nâng cấp DMS, phát triển các chức năng trên app 2Nông, xây dựng và phát triển hệ thống Omni Contact Center...).

  • Đẩy nhanh công tác quyết toán đối với các dự án hoàn thành và chủ động triển khai đối với dự án mới.

  • Bám sát mục tiêu chiến lược để triển khai công tác nghiên cứu và đánh giá khả thi các dự án, hạng mục tối ưu hóa tiêu hao năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cấp khí.

  • Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, M&A để đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ gia tăng giá trị, lợi nhuận cho Công ty.

  • Kiểm soát chặt chẽ tiến độ, kiểm soát tốt chi phí, chất lượng các dự án đầu tư. Rà soát, đánh giá lại hiệu quả đầu tư của dự án phù hợp với tình hình và các yếu tố thị trường trước khi phê duyệt.

  • Rà soát hoàn thiện các nội dung xây dựng chính sách chế độ cho đội ngũ quy hoạch cấp trung và các vị trí chủ chốt, quan trọng để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực hiệu quả.

  • Cải tiến chính sách lương, thưởng công bằng theo hướng phù hợp với khả năng đóng góp của từng cá nhân và triển khai theo từng giai đoạn.

  • Xây dựng chương trình đào tạo thực tế (nhân viên, cấp dưới đề xuất lên những khóa học phù hợp đáp ứng mục tiêu công việc và phát triển cá nhân), Lãnh đạo bộ phận dành quỹ thời gian để đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự phụ trách.

  • Ứng dụng tối đa nền tảng hệ thống học trực tuyến E-learning để đào tạo, thi, khuyến khích CBCNV xây dựng giáo trình video để đưa lên hệ sinh thái E-learning.

  • Đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ thực hiện công tác bảo dưỡng, đặc biệt là lĩnh vực điện, điều khiển.

  • Nghiên cứu cung cấp các dịch vụ trong chuỗi cung ứng phân bón theo hình thức B2B.

  • Mở rộng nghiên cứu tìm kiếm cơ hội với những dòng sản phẩm được dự báo là xu thế cũng như mạnh dạn dừng đối với các hướng nghiên cứu chưa thực sự khả thi.

  • Thúc đẩy và khuyến khích CBCNV triển khai các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến cải tiến đem lại hiệu quả rõ rệt cho Công ty.

  • Nghiên cứu và triển khai các giải pháp để tăng nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế khí cho sản xuất của PVCFC. Ưu tiên thực hiện các giải pháp chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt.

  • Xây dựng hệ thống quản trị Công ty theo thông lệ tốt nhất, nghiên cứu lập báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế IFRS.

  • Thu xếp vốn cho các dự án đảm bảo hiệu quả, quản lý và bảo toàn vốn cho Công ty.

  • Bám sát các cơ quan Tập đoàn, Bộ, Ngành để giải trình về những bất cập khi triển khai Luật thuế 71/2014/QH13 đối với mặt hàng phân bón, kiến nghị lên Quốc hội sớm điều chỉnh đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

  • Chủ động, kịp thời nắm bắt các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ ngành... trong công tác phòng chống dịch. Siết chặt toàn bộ quy trình phòng chống dịch đảm bảo không gián đoạn sản xuất kinh doanh.

  • Duy trì hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 (EM.14000); tiêu chuẩn OHSAS 18001 cho Hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp.

  • Kiểm soát chặt chẽ công tác an ninh, an toàn và PCCC tại nhà máy.