Download Chương 2
XU THẾ CÔNG NGHỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH PHÂN BÓN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PVCFC
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐÃ VÀ ĐANG ĐEM LẠI NHIỀU NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH, BỀN VỮNG CHO NGÀNH PHÂN BÓN NÓI CHUNG VÀ PVCFC NÓI RIÊNG.
CÔNG NGHỆ SỐ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH PHÂN BÓN
Rõ ràng những thay đổi lớn đã và đang diễn ra với tốc độ cấp số nhân mỗi ngày trong lĩnh vực công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ đáng kể cho việc hoàn thiện, nâng cấp các quy trình sản xuất kinh doanh trong ngành phân bón từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh,... điển hình như:
- Cắt giảm chi phí vận hành, quy trình được rút ngắn, năng suất sản xuất được nâng cao.
- Sản phẩm đa dạng, có giá trị cao và chất lượng tốt hơn, phục vụ cho các thị trường lớn hơn.
- Tiếp cận được nhiều khách hàng trong thời gian dài hơn, doanh thu tăng vượt trội.
- Môi trường làm việc được cải thiện: dữ liệu được thu thập, lưu trữ, xử lý và chia sẻ, giúp lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, đồng thời tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên.
- Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng nhờ nâng cao trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường.
CÔNG NGHỆ TẠO ĐÀ CHO SỰ ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA PVCFC
Tại PVCFC, sự phát triển của công nghệ số tác động lên 4 lĩnh vực chính gồm: trải nghiệm khách hàng, sản phẩm – dịch vụ, hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động giao tiếp - truyền thông, bước đầu mang đến những chuyển biến tích cực cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty trên hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.
Số hóa trải nghiệm khách hàng
Năm 2021 đánh dấu bước đột phá của Phân Bón Cà Mau trong ứng dụng kỹ thuật số vào chăm sóc khách hàng bằng việc ra mắt “Người nhân tạo” Phân Bón Cà Mau tại sự kiện công nghệ trí tuệ nhân tạo “Vietnam Digital Humans Day”. Đây là người kỹ thuật số được tích hợp trí tuệ nhân tạo trong hình ảnh 3D, có thể tương tác với nhà nông như một “kỹ sư” chuyên nghiệp để tư vấn kiến thức về thời tiết, vật nuôi, cây trồng, tình hình dịch bệnh,… hứa hẹn sẽ là đại diện thương hiệu xuất sắc, tiếp tục cùng Công ty phục vụ bà con, phụng sự nông nghiệp nước nhà bền vững. Dự kiến, trong tương lai PVCFC sẽ tích hợp “Người nhân tạo” này vào ứng dụng “2 Nông” nhằm nâng cao trải nghiệm cho bà con.
PVCFC đồng hành cùng khách hàng số hóa trải nghiệm sản phẩm và nâng cao hiệu quả canh tác
Số hóa sản phẩm và dịch vụ
Xu hướng chuyển đổi số đi liền với phân bón chất lượng cao khiến việc sử dụng phân bón hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường được chú trọng hơn. Năm 2021, các chuyên gia khoa học đầu ngành của PVCFC đã nỗ lực ứng dụng thành công nhiều thành tựu công nghệ vào sản xuất kinh doanh, từng bước hoàn thiện bộ sản phẩm dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng như Đạm Cà Mau, N46.Plus, N.Humate+TE, Urea Bio Cà Mau. Đặc biệt, Nhà máy NPK Cà Mau chính thức đi vào hoạt động với ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại của EU và G7, tiên phong trong công nghệ Urê hóa lỏng tiên tiến, đã cho ra thị trường những lô hàng phân bón NPK Cà Mau đầu tiên. Với công nghệ hiện đại, các dòng sản phẩm này giúp bà con nông dân tăng sản lượng và chất lượng nông sản, tiết kiệm chi phí phân bón, vừa đáp ứng nhu cầu canh tác đa dạng của vùng miền, vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, khi các ứng dụng di động với nhiều tính năng độc đáo, hữu ích khiến chúng trở nên thuận tiện hơn các trình duyệt web, thì việc phát triển các ứng dụng thân thiện giúp bà con dễ dàng tìm kiếm, mua sắm và tương tác với PVCFC là điều cần thiết. Nắm bắt xu thế này, PVCFC đã nhanh chóng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua các nền tảng công nghệ như app 2 Nông, app Đạm Cà Mau, zalo, facebook Phân Bón Cà Mau. Nhờ đó, PVCFC có thể thu thập dữ liệu người dùng để truyền thông và quảng bá sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, bà con nông dân sẽ được cung cấp nhiều kiến thức nông nghiệp phong phú về các phương pháp canh tác, kỹ thuật bón phân gieo giống, nhận định - đánh giá diễn biến thời tiết,… Ngoài ra, bà con còn nhận được sự tư vấn trực tuyến của đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong trường hợp cần thiết.
Số hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất, PVCFC đã thực thi quá trình chuyển đổi và áp dụng thành công phân hệ SAP Plant Maintenance (PM) tích hợp với hệ thống SAP thay thế cho hệ thống CMMS trước đây. Việc áp dụng SAP PM đã giúp PVCFC quản lý hiệu quả hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy. Bên cạnh đó, PVCFC cũng ứng dụng rất hiệu quả các module: Quản lý sự cố, quản lý thay đổi thiết bị công nghệ và triển khai ứng dụng quản lý chất lượng sản phẩm; ứng dụng Barcode tích hợp SAP ERP trong quản lý kho vật tư.
Với mạng lưới hàng nghìn đại lý phân phối - bạn hàng thân thiết hiện diện trên khắp đất nước, PVCFC đã triển khai hệ thống DMS nhằm tăng cường hỗ trợ tối đa toàn bộ các diễn biến trên kênh phân phối như hoạt động của đội ngũ nhân viên bán hàng, hoạt động kiểm soát tồn kho ngoài thị trường, độ phủ, công nợ,... Nhờ vận dụng tốt hệ thống này, PVCFC đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn, thỏa mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của PVCFC trên thị trường.
PVCFC đẩy mạnh quá trình số hóa trong các hoạt động quản lý để thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên
Số hóa kênh giao tiếp, truyền thông
Khi các kênh giao tiếp – truyền thông trước đây không còn đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời để phục vụ cho quy trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và Marketing, PVCFC đã lựa chọn CRM nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thông qua hệ thống CRM, PVCFC có thể thu thập dữ liệu, xử lý thông tin khách hàng, giải quyết các khiếu nại đơn giản trong thời gian ngắn nhất thông qua hệ thống truyền thông và chăm sóc khách hàng tự động,… nhằm tạo dựng mối tương tác mật thiết và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, từ đó nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn.
Ngoài ra, PVCFC còn sử dụng hệ thống SAP ERP, Eoffice, HRM, Elearning, Workplace,… để kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong Công ty, giúp thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên.
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA PVCFC GIAI ĐOẠN 2022-2025
Nhìn chung, việc đổi mới công nghệ hướng tới phát triển bền vững là hướng đi đúng đắn, kịp thời và phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành phân bón hiện nay, không chỉ tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt cho PVCFC mà còn mang lại nhiều tác động tích cực cho các bên liên quan và sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, điều này đặt ra không ít thách thức đối với mọi hoạt động của PVCFC, buộc mỗi người lãnh đạo và CBNV phải có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới sáng tạo đối với những diễn biến mạnh mẽ trong cuộc các mạng khoa học kỹ thuật ngày nay.
Với vị thế đầu ngành phân bón ở Việt Nam, PVCFC đã sẵn sàng cho sứ mệnh tiên phong chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025 với các kế hoạch cụ thể sau:
- Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu Data warehouse và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng CNTT;
- Ứng dụng được một trong các công nghệ AI, IoT, Machine Learning, Big Data, Cloud để tự động hóa công việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục tìm kiếm các giải pháp số hóa phục vụ các hoạt động.
- Nâng cấp hệ thống SAP ERP to S4Hana.
Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm đã qua cùng tinh thần đồng lòng, quyết tâm cho những kế hoạch và chiến lược sắp tới, PVCFC sẽ mở ra thập kỷ mới với nhiều bước đột phá trong ứng dụng CNTT, đưa Công ty vững tiến vươn xa trong những hành trình tiếp theo.