ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Định hướng phát triển 2024
Trong năm 2024, PVCFC sẽ tập trung vào 3 mũi nhọn chính gồm: thúc đẩy hoạt động đầu tư; chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng đến các mảng hoạt động chính như sản xuất, kinh doanh, quản trị, logistic; xây dựng chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào phát triển theo định hướng xanh, sạch, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.
Thời gian qua, PVCFC đã và đang tiến hành đầu tư nhất định cho hoạt động chuyển đổi số trên cơ sở triển khai và áp dụng các dự án lớn như: Hệ thống quản trị ERP, Big Data, DMS… với nhiều cấp độ khác nhau nhằm khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu từ thị trường, nhà phân phối, nông dân và bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định trong nội bộ đơn vị.
Trong năm 2024 và các năm tới đây, PVCFC sẽ cam kết tham gia sâu hơn nữa vào ngành Nông nghiệp Việt Nam, trọng tâm hướng tới việc thu thập, khai thác dữ liệu về khí hậu, môi trường, cây trồng, thổ nhưỡng ở một số khu vực trọng điểm thông qua các công cụ, phần mềm, cảm biến, camera, thiết bị điều khiển tự động dựa trên sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, khách hàng nhằm ứng dụng hiệu quả hơn nữa việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp và khách hàng.
Tiếp tục đầu tư và nâng cấp dự án về “Người nhân tạo” và các dự án mới nhằm cải thiện hơn nữa kênh giao tiếp, phản hồi với nông dân và nhà phân phối dựa trên nền tảng trực tuyến giúp người dùng gửi phản hồi, đặt câu hỏi cho hệ thống, qua đó cũng ghi nhận và phản hồi nhanh chóng cho các đối tượng. Về phía nông dân sẽ sớm nhận được thông tin kịp thời về sản phẩm, chất lượng, giá cả, hướng dẫn sử dụng phân bón trên các đối tượng cây trồng khác nhau, từ đó giúp nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu rủi ro hơn nữa cho nông dân trong quá trình sản xuất, trồng trọt.
Hoàn thiện thủ tục tiếp nhận, chuyển giao các dự án M&A đã thực hiện trong năm 2023 của đơn vị nhằm sớm ổn định tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh trong toàn hệ thống của PVCFC trên cơ sở tận dụng lợi thế sẵn có, hạn chế và cắt giảm chi phí không cần thiết nhằm hướng tới hiệu quả tối ưu của hệ thống.
Nghiên cứu, tìm kiếm các dự án đầu tư mới gắn với chuỗi giá trị của đơn vị, nhất là dự án về kho bãi, vận chuyển, sản xuất, phân phối trong nước nhằm phục vụ cho nhiệm vụ, mục tiêu mở rộng địa bàn, lĩnh vực hoạt động ở các thị trường trong nước, kịp thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Để đảm bảo sự chủ động, linh hoạt về nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất trong thời gian tới, đơn vị cần tìm kiếm thêm một số cơ hội từ các dự án tiềm năng ở nước ngoài; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đó nhằm xem xét mua một số dự án có cơ hội, tiềm năng cao để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn so với đối thủ trên thị trường.
Một trong những giải pháp giảm lượng khí thải carbon hiện nay là triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Ý thức được điều này, từ nhiều năm nay, PVCFC chú trọng đầu tư vào các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật tới tất cả các bộ phận sản xuất của Nhà máy Đạm Cà Mau, trong đó có nhiều giải pháp thực tế có hiệu quả cao, giúp tiết giảm chi phí và năng lượng cho Nhà máy; nâng cao hiệu quả sử dụng đầu ra đối các quy trình và sản phẩm của Phân bón Cà Mau.
Tận dụng triệt để nguồn khí thải do Nhà máy thải ra làm nhiên liệu để sản xuất phân bón, tiết kiệm được chi phí đáng kể cho Công ty, giúp bảo vệ được môi trường. Đội ngũ kỹ sư đã mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng thành công thu hồi và tinh chế được nguồn khí giàu CO2. Thành công bước đầu này không những đã giúp tiết giảm chi phí nhiên liệu, làm lợi cho Công ty hàng chục tỷ đồng mỗi năm, giảm thiểu lượng CO2 phát thải ra môi trường. Ngoài ra, hiện PVCFC đang trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi các dự án sản xuất khí công nghiệp (Nitơ, Argon, Hydro xanh) và CO2 thực phẩm để tiếp tục ứng dụng hơn nữa các giải pháp R&D hướng tới nâng cao hiệu quả sản xuất xanh, bền vững.
Phát triển sản phẩm thân thiện môi trường
Về sản phẩm phân bón, PVCFC đã phát triển bộ giải pháp dinh dưỡng tổng hợp với công nghệ Bio-Coating, phức hợp Humate, công nghệ sinh học, công nghệ phân bón nhả chậm CRF và SRF và công nghệ BioMix,… để phát triển các dòng phân bón mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân, tăng năng suất cây trồng và khả năng chống chịu sâu bệnh, đồng thời đóng góp tích cực và hiệu quả trong giảm phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ Bio-Coating đã giúp PVCFC tạo ra các dòng sản phẩm đạm tiết kiệm (N.46 Plus), đạm kích kháng (N46. True), đạm sinh học (N.46 Rich), đạm vi sinh (Urê BiO) giúp giảm lượng phân đạm Urê bón từ 15 - 20%, phù hợp với các chương trình giảm phát thải khí nhà kính nói chung và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.
PVCFC cũng xây dựng bản đồ dinh dưỡng đất theo vùng sinh thái tích hợp với cơ sở dữ liệu hệ thống theo thời gian thực số hóa cơ sở dữ liệu đất và nhu cầu dinh dưỡng cây trồng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và giảm phát thải khí nhà kính.
Định hướng phát triển giai đoạn 2023 - 2025
PVCFC kiên định với định hướng phát triển của Công ty dựa trên các quan điểm sau: