Ủy ban ESG có nghĩa vụ sau:
Nhận thức được các rủi ro có thể xảy ra, Công ty ban hành Quy chế Quản trị rủi ro, trong đó quy định các nguyên tắc quản lý trong hoạt động quản trị rủi ro của Công ty và là cơ sở pháp lý để Hội đồng quản trị, Ủy ban Kiểm toán và Quản trị rủi ro, Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát, Ban Kiểm toán nội bộ và các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện quản trị rủi ro, được áp dụng thống nhất và gắn liền với Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi và Mục tiêu Chiến lược của Công ty.
Các rủi ro của Công ty được nhận diện, đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên bởi cấp quản lý phù hợp dựa trên các “Thước đo rủi ro” đánh giá khả năng xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Tất cả CBCNV Công ty phải tuân thủ theo khung QTRR, Quy chế QTRR, quy trình QTRR được phê duyệt. (Tham khảo nội dung chi Báo cáo thường niên trang 184 đến trang 189).
Chính sách quản lý rủi ro Môi trường Xã hội là trọng tâm cho quản trị bền vững và là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy PVCFC cải thiện các nỗ lực phát triển bền vững của mình từ trước đến nay và trong tương lai
Tuyên ngôn về khẩu vị rủi ro của Công ty đề cập đến các khía cạnh liên quan đến hoạt động của Công ty, trong đó có rủi ro về môi trường - xã hội và rủi ro Công nghệ thông tin
Công ty cam kết tuân thủ các quy định pháp luật (bao gồm cả các quy định về an toàn lao động, môi trường) của Việt Nam và ở các Quốc gia và vùng lãnh thổ trong phạm vi hoạt động của PVCFC.
Công ty chủ động nhận diện và đáp ứng các yêu cầu cần tuân thủ, thiết lập và vận hành hệ thống quản lý để tuân thủ bao gồm (nhưng không giới hạn): Bộ quy tắc ứng xử kinh doanh (COC), chính sách, quy trình, hướng dẫn trong công tác đầu tư, vận hành sản xuất kinh doanh và thực hiện các hợp đồng/cam kết với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác.
Rò rỉ khí
Biến đổi khí hậu
Nguồn nước thải, chất thải rắn ảnh hưởng đến chất lượng không khí và đa dạng sinh học
Rủi ro về dùng sản phẩm phân bón hóa học quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đất, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tạo ra phát thải khí nhà kính.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm/chăm sóc cây trồng của Công ty được phổ biến dưới nhiều hình thức: phát tờ rơi, đăng tải trên website, trên app 2Nông trên thiết bị di động, tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp để hướng dẫn đại lý/nông dân sử dụng sản phẩm đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách, giảm thiểu thất thoát và giảm tác động không mong muốn đối với môi trường.
Rủi ro về tỷ lệ thôi việc cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của PVCFC và Công ty sẽ phải cần thêm nguồn lực để phục hồi.
Rủi ro thiếu việc làm cho người lao động có thể dẫn đến khó khăn cho người lao động trong việc thăng tiến sự nghiệp. Rủi ro này có thể phát sinh do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm suy thoái kinh tế, tiến bộ công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của ngành và những thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
Việc Quản lý rủi ro về môi trường xã hội thuộc trách nhiệm của tất cả các đơn vị, cá nhân trong Công ty có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các tiêu chí về môi trường, xã hội được giao cho tới các phòng/ban và sẽ được đánh giá định kỳ bởi từng cấp quản lý.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các rủi ro vật lý liên quan đến biến đổi khí hậu có ảnh hưởng ngay lập tức hay có tác động lâu dài mà PVCFC phải đối mặt bao gồm: lũ lụt, mực nước biển tăng, bão nhiệt đới, các đợt nắng nóng, sốc nhiệt và hạn hán. Với tác động tiêu cực và ngày càng có nguy cơ gia tăng về cường độ, sự biến động bất thường của các rủi ro trên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với diện tích sản xuất nông nghiệp và qua đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiêu thụ phân bón của thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long vốn là thị trường trọng điểm của PVCFC, lại là khu vực là chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác tại Việt Nam.
Quá trình chuyển đổi sang một thế giới không phát thải đang ngày càng trở nên cấp bách. Với mong muốn thể hiện hành động quyết đoán hơn đối với biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Điều này có thể dẫn đến một số rủi ro mà PVCFC phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Những thay đổi trong việc ban hành chính sách và khung pháp lý liên quan trong thời gian tới sẽ tác động không nhỏ đến chi phí hoạt động phát sinh từ việc mua tín chỉ carbon cũng như gia tăng yêu cầu đầu tư vốn để trang bị thêm nhằm đáp các tiêu chuẩn mới về sử dụng năng lượng hiệu quả cho các doanh nghiệp, trong đó có PVCFC.
Việc triển khai các công nghệ mới để vừa khử carbon vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng lên đặt ra rủi ro về công nghệ của quốc gia nói chung, đối với doanh nghiệp như PVCFC nói riêng. Chi phí năng lượng tái tạo giảm có thể tạo ra sự cạnh tranh về chi phí so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng việc triển khai năng lượng tái tạo đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu đáng kể. Hơn nữa, việc sớm ngừng sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch chắc chắn có lợi cho khí hậu, nhưng có thể đặt ra những thách thức đối với các nhà sản xuất lớn như PVCFC.
Các quy định thương mại quốc tế liên tục thay đổi, cùng với những bất ổn giữa các quốc gia trên thế giới, đang đặt ra nhiều thách thức cho các ngành công nghiệp truyền thống. Đặc biệt, các ngành này phải đối mặt với mối đe dọa từ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, trong khi các quốc gia khác đang áp dụng các chính sách điều chỉnh biên giới carbon để thúc đẩy quá trình khử carbon. Đồng thời, các nhà đầu tư tổ chức cũng bắt đầu hạn chế tài trợ cho các nguồn nguyên liệu hóa thạch. Tất cả những yếu tố này đang tạo ra ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam, trong đó ngành phân bón cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng to lớn. Ngoài ra, việc áp đặt thuế carbon ở trong nước và quốc gia nhập khẩu sẽ dẫn tới khả năng PVCFC cần đổi mới công nghệ, trang bị thêm máy móc hoặc xây dựng cơ sở mới. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm từ đó đe dọa đến khả năng sinh lời của Công ty.
Trên cơ sở Tuyên ngôn về khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro, thước đo rủi ro đã xây dựng, Ban điều hành và UBKT & QTRR, HĐQT tiếp nhận báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro, rà soát đánh giá đối với các rủi ro trọng yếu đã nhận diện ở Hồ sơ rủi ro Công ty cũng như các rủi ro mới nổi, qua đó có thể giám sát và chỉ đạo kịp thời đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro.
Với kim chỉ nam là định hướng về phát triển bền vững HĐQT đã ban hành, Công ty nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản trị các rủi ro liên quan đến phát triển bền vững. Nhận diện cả những thách thức và cơ hội do những rủi ro này mang lại, Công ty sẽ đưa ra những chiến lược và kế hoạch hoạt động về quản trị rủi ro phù hợp.
Các thông tin về quản trị rủi ro hay thực hành phát triển bền vững được quy định theo quy chế về quản lý thông tin/tài liệu đã được HĐQT ban hành.
Khi thực hiện các báo cáo về Phát triển bền vững, HĐQT lập tổ công tác và các phòng/ban có liên quan gửi thông tin/tài liệu thuộc đơn vị mình phụ trách để tổ công tác tổng hợp và báo cáo. UB KT&QTRR và Ủy ban ESG chịu trách nhiệm giám sát, và HĐQT phê duyệt công bố thông tin về phát triển bền vững để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu đề ra.
Ý thức được tầm quan trọng trong việc quản trị và thực hành Phát triển bền vững, Công ty cũng đã đặt ra các yêu cầu và chính sách đối với Ban quản lý, điều hành Công ty liên quan đến yếu tố phát triển bền vững như:
Về cơ cấu thành viên HĐQT, ngoài yêu cầu về năng lực chuyên môn cốt lõi, Công ty hướng tới sự đa dạng trong HĐQT với các nhóm tiêu chí:
Khi xây dựng chính sách về thù lao, lương thưởng cho HĐQT và Ban điều hành, Công ty xây dựng các nhóm tiêu chí trong đó có nhóm tiêu chí về phát triển bền vững, đánh giá việc hoàn thành bao gồm cả các KPI liên quan đến phát triển bền vững.